Cây sưa đỏ được trồng trên đất ruộng, sưa mọc bờ rào, sưa chen lấn trong khu dân cư… Thời điểm cuối đông đầu xuân là mùa trổ bông, hoa sưa nở trắng cả một vùng.

Cây sưa đỏ hay còn có một tên gọi thân thuộc mà ai cũng biết đó là cây huỳnh đàn. Loài cây này thuộc họ nhà Fabaceae và có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis, là một loại cây thân gỗ lớn thường được dùng làm đồ gỗ nội thất.

Với đặc điểm có mùi hương thơm dễ chịu, thanh lọc không khí, hiện nay loài cây này được xếp vào hàng gỗ quý hiếm nên có giá bán rất cao. Đối với cây sưa đỏ có 10 năm tuổi sẽ được bán với giá khoảng 10 triệu đồng/kg. Vào thời vua chúa cây sưa đỏ thường được dùng để làm nội thất cao cấp, hương liệu và dược liệu. Thời nay cây sưa đỏ được đóng thành bàn, tủ, ghế, tượng Phật,…

Trong Đông y, dầu được ép từ gỗ của cây sưa đỏ còn có công dụng dùng để điều trị căn bệnh viêm xương rất hiệu quả nữa đó. Theo quan niệm phong thủy, cây sưa đỏ có thể mang lại vượng khí cho gia chủ và mùi thơm đặc biệt của loài cây này rất tốt cho sức khỏe. Loại gỗ này thường dùng làm bàn ghế, tượng phật, tượng thần tài để giúp mang lại may mắn và tài lộc.

Cây sưa đỏ, làng trồng cây sưa đỏ

Gỗ cây sưa đỏ được bán với giá rất cao

Ở Hà Nội, có một làng chuyên trồng loại cây có gỗ quý như vàng này. Xã Cao Viên nằm ở rìa phía Tây của huyện Thanh Oai (TP. Hà Nội), bên bờ phải (bờ Đông) sông Đáy. Vùng đất này vốn là một khúc đổi dòng của sông Đáy từ rất xưa, ngày nay dấu vết còn để lại trên địa xã là một dãy hồ đầm hình móng ngựa nằm ở phía Tây xã, ăn lõm sang phía huyện Chương Mỹ.

Vốn là một mảnh đất thuộc vùng đồng bằng màu mỡ nhưng không chỉ được trồng lúa và các loại hoa màu, xã Cao Viên ngày nay lại được bao phủ bởi bạt ngàn gỗ sưa đỏ. Sưa được trồng trên đất ruộng, sưa mọc bờ rào, sưa chen lấn trong khu dân cư…

Cây sưa đỏ, làng trồng cây sưa đỏ

Vườn sưa đỏ ở cổng chùa Giai xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) vào mùa đâm bông.

Cây sưa đỏ, làng trồng cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ hiện diện nhiều nơi trên địa bàn xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (TP Hà Nội).

Chia sẻ trên Báo Kinh tế và Đô thị năm 2022, anh Đào Sỹ Hà (thôn Bãi 1, xã Cao Viên) cho biết: “Do đã canh tác lâu năm nên đất ở cánh đồng thôn Bãi 1 bắt đầu thoái hóa, cây ăn quả không đem lại hiệu quả kinh tế; cộng với cơn sốt gỗ sưa đỏ nổ ra, nên người dân bắt đầu đem sưa đỏ về trồng. Những gia đình có điều kiện thì mua cây to, ít tiền cũng ươm cây con từ hạt. Chả mấy chốc, cả một vùng đất trồng cây ăn quả ngày nào, giờ biến thành… rừng sưa đỏ!”

Có những gia đình còn rào kín bằng lưới B40, phía trong là chòi canh với camera quay tứ hướng, nuôi chó để bảo vệ vườn sưa khỏi kẻ gian. Thân cây còn được gia chủ quây kín bằng lưới thép.

Cây sưa đỏ, làng trồng cây sưa đỏ

Để bảo vệ cây sưa đỏ, nhiều gia đình ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội) phải nuôi thêm đàn chó hàng chục con…

Cây sưa đỏ, làng trồng cây sưa đỏ

Để bảo vệ cây sưa đỏ, người ta phải quây lưới sắt, dựng lều, gắn camera.

Từ xưa, giá trị của gỗ sưa luôn được đề cao bởi độ chắc bền theo thời gian, loại gỗ này dù có ngâm trong nước hoặc trong bùn nhiều năm vẫn giữ được mùi hương và không bị mục nát hoặc co nứt.

Gỗ sưa rất được ưa chuộng trên thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc… Tại Trung Quốc, cây gỗ sưa được gọi là gỗ hoàng hoa lê. Từ lâu người Trung Quốc đã xem gỗ sưa là một trong bốn loại gỗ quý nhất, gồm tử đàn, hoàng hoa lê, kê sí và thiết lực. Vào thời nhà Minh, gỗ hoàng hoa lê được sử dụng để làm ngai vàng, đồ dùng hàng ngày, bàn ghế cũng như giường tủ cho các vua chúa cũng như những gia đình thuộc giới quý tộc. Cũng chính bởi giá trị cao nên gỗ sưa còn được ví như những “khối vàng lộ thiên”.