Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
129 lượt xem

14 dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh: Con bạn có những dấu hiệu nào?

Nói sớm, bộc lộ nhiều cảm xúc, phản ứng nhanh, bướng bỉnh, giỏi tập trung… là những biểu hiện cho thấy trẻ thông minh.

Kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ đặc biệt

Trẻ sơ sinh bập bẹ những từ đầu tiên vào khoảng 12 tháng tuổi, bắt đầu hình thành các từ khi được 18 tháng. Nếu bé tỏ ra thích thú với từ vựng và sách trong những buổi kể chuyện, hoặc nói được câu hoàn chỉnh trước 14 tháng tuổi, là những dấu hiệu ban đầu cho thấy trẻ có khả năng ngôn ngữ. Ngoài ra, rất ít em bé sở hữu năng khiếu đặc biệt có thể dễ dàng làm theo chỉ dẫn bằng lời nói để di chuyển đến một nơi nhất định trong nhà, hoặc hiểu hướng dẫn để thực hiện một việc nhất định.

Bộc lộ nhiều cảm xúc

Trẻ thông minh thường biểu hiện mãnh liệt về mặt cảm xúc. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ cảm nhận được cả cảm xúc tích cực, tiêu cực, đồng thời có suy nghĩ phức tạp, trưởng thành hơn so với các bé cùng lứa tuổi. Cha mẹ có thể quan sát cách trẻ kết nối với mọi người, vật nuôi để nhận biết trí thông minh cảm xúc (EQ) của con. Những đứa trẻ như vậy cần được khuyến khích bộc lộ, nói lên suy nghĩ của mình.

Phản ứng nhanh

Khi trẻ được sinh ra, phần lớn thời gian thức của chúng dành để quan sát môi trường xung quanh, con người, các chuyển động khác nhau. Một em bé thông minh sẽ giao tiếp bằng mắt với người đang bế hoặc nói chuyện với mình. Trẻ có thể quay đầu về phía ai đó, phản ứng với âm thanh hoặc một hành động ngay lập tức. Điều này cho thấy bé có thể rất nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào trong môi trường, chứng tỏ mức độ nhận thức cao. Bé cũng có thể muốn lau nước mắt hoặc ôm bạn vào lòng nếu nhận thấy sự thay đổi về cảm xúc của bạn. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy trí thông minh ở trẻ mới biết đi.

Đạt các mốc phát triển sớm hơn

Bé biết đi trước mốc thời gian tiêu chuẩn; ngồi dậy không cần trợ giúp khi 4 tháng tuổi, sớm hơn hầu hết trẻ sơ sinh; cầm nắm mọi thứ ở khoảng tháng thứ 6… là những dấu hiệu cho thấy bé đạt các mốc phát triển sớm hơn so với bạn cùng trang lứa, một trong những biểu hiện của sự thông minh.

Thích ở một mình

Những em bé cảm thấy hạnh phúc hơn khi tự chơi một mình với đồ chơi, sách tô màu hoặc giải câu đố… thường rất thông minh. Nếu bé thích làm bạn với những đứa trẻ lớn hơn, có thể do chúng muốn có sự hiểu biết cảm xúc và trí tuệ cao hơn về những thứ xung quanh. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh có trí thông minh cao. Những đứa trẻ này thích chơi với một hoặc hai người bạn hoặc cảm thấy thoải mái trong một nhóm nhỏ. Chúng cũng có thể hơi hướng nội, vì vậy cha mẹ không nên thúc ép con làm điều gì đó mà chúng thực sự không thích.

Bướng bỉnh

Sự cứng đầu có thể được coi là một biểu hiện của quyết đoán. Một đứa trẻ bướng bỉnh sẽ cố gắng và thuyết phục người lớn để đạt được thứ mình muốn. Trẻ có thể làm được điều này là một dấu hiệu rất rõ ràng của sự thông minh.

Tập trung

Trẻ sơ sinh thường dễ bị phân tâm bởi một âm thanh hoặc chuyển động xảy ra quanh chúng. Các bé có thể tập trung vào một mục tiêu cụ thể trong khoảng 10-15 phút. Tuy nhiên, trẻ thông minh có thể tập trung trong thời gian dài hơn ngay từ khi còn nhỏ, có thể trước 6 tháng. Trò chơi ghép hình, màu sắc thường dễ dàng với những đứa trẻ này, khi mới 10-11 tháng tuổi. Phụ huynh cũng có thể thấy trẻ chỉ vào hình ảnh trong sách hoặc thậm chí lật trang khi bạn đang đọc truyện cho chúng nghe.

Rất tò mò

Thích khám phá mọi thứ xung quanh, tháo rời hoặc phá hỏng đồ chơi để xem cấu tạo bên trong, hoặc hỏi một vạn câu hỏi vì sao rất có thể là dấu hiệu của một đứa bé thông minh. Cha mẹ nên đưa ra các câu trả lời chi tiết, có bằng chứng để giải đáp thắc mắc của trẻ. Cha mẹ đừng hạn chế sự tò mò của bé dù điều này đôi khi có thể gây khó chịu. Nếu gặp khó khăn trong việc giải thích các kiến thức cho con, phụ huynh có thể tìm kiếm trên Google để tổng hợp câu trả lời.

Giải quyết các vấn đề

Nếu gặp khó khăn, trẻ thông minh thường tìm cách mới để giải quyết các vấn đề mà trẻ gặp phải, thay vì dễ dàng bỏ cuộc. Điều này có thể bao gồm các giải pháp bất thường. Chẳng hạn, không thể với tới hộp kẹo ở xa tầm tay, bé có thể trèo lên một chiếc hộp hoặc xe tải đồ chơi để lấy được mục tiêu của mình. Những đứa trẻ thông minh có thể tìm ra giải pháp xử lý tình huống sớm hơn các bạn cùng tuổi, có xu hướng sử dụng những cách giàu trí tưởng tượng để tìm ra cốt lõi vấn đề mà chúng phải đối mặt trong thế giới của chúng.

Ngủ ít hơn

Những em bé có năng khiếu thường có mức năng lượng dồi dào hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Chúng không cần ngủ nhiều và không bị ảnh hưởng bởi việc ngủ ít như cáu kỉnh, khóc lóc… Những trẻ có não hoạt động nhanh sẽ mất nhiều thời gian hơn để “tắt công tắc” não. Do đó, chúng thường ngủ muộn hơn so với những trẻ khác.

Nặng cân sơ sinh

Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy chỉ số IQ cao hơn một chút ở những trẻ có trọng lượng sinh lớn hơn. Điều này có thể do trẻ được nuôi dưỡng trong bụng mẹ theo cách tốt hơn trẻ nhẹ cân.

Nghe các ngôn ngữ khác nhau

Nếu cha mẹ thông thạo nhiều ngôn ngữ, hãy thử nói chuyện với con bằng nhiều loại tiếng nhất có thể. Bằng cách này, bạn đang khuyến khích quá trình phát triển trí não nhanh hơn ở trẻ. Những em bé được sinh ra từ cha mẹ biết nhiều hơn một ngôn ngữ, có khả năng thực hiện tốt hơn các bài kiểm tra IQ.

Chiều cao phát triển

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ cao hơn có chỉ số IQ cao, học giỏi hơn ở trường, ít có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi.

Ghi nhớ tốt

Trẻ thông minh thường có trí nhớ tốt ngay từ những năm đầu đời. Bé có thể nhớ những địa điểm từng đến thăm, tên của mọi người, thậm chí cả vị trí cụ thể của những đồ vật người lớn thường mất thời gian tìm kiếm. Trẻ cũng có thể biết rằng phòng ngủ là nơi để ngủ, nhà bếp dành cho các bữa ăn… Những em bé bình thường có thể quên một số điều nhất định, nhưng trẻ có chỉ số IQ cao thường nhớ từng mẩu thông tin mà não bộ chúng đã xử lý.

Trí tưởng tượng phong phú

Nếu bé bịa chuyện hay chơi với những người bạn tưởng tượng, hoặc kể những tình huống có vẻ quá phức tạp so với lứa tuổi của mình, có thể là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh. Cha mẹ có thể cảm thấy kiệt sức khi nghe quá nhiều câu chuyện phi thực tế đó, nhưng hãy đảm bảo đừng bao giờ hạn chế trí tưởng tượng của trẻ.

Bài viết cùng chủ đề: