Chắc hẳn có rất nhiều bậc phụ huynh bị phân vân giữa việc để con trẻ tự do trưởng thành hay nên ép con vào khuôn khổ. Vì sự trưởng thành của con mình, cha mẹ cũng nên ép buộc con một cách hợp lý để giúp bồi dưỡng chúng.

Dưới đây là 3 điều cha mẹ rèn rũa con ngay từ khi còn bé chính là một cách giúp con sau khi trưởng thành sẽ làm nên chuyện lớn:

1. “Ép buộc” trẻ học hành chăm chỉ

Cha mẹ nhớ nói với con cái rằng: “Con học không phải vì cha mẹ, chăm chỉ học hành nghĩa là có trách nhiệm với bản thân con”.

Nhưng ở độ tuổi còn quá ngây thơ thì con khó có thể nhận ra việc học tập là quan trọng như thế nào đối với tương lai của mình.

Cha mẹ nhớ nói với con cái rằng: “Con học không phải vì cha mẹ, chăm chỉ học hành nghĩa là có trách nhiệm với bản thân con”. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ nhớ nói với con cái rằng: “Con học không phải vì cha mẹ, chăm chỉ học hành nghĩa là có trách nhiệm với bản thân con”. (Ảnh minh họa)

Có một câu nói rất nổi tiếng: “Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta luôn nhìn sự vật như vẻ bề ngoài của nó vốn là. Và sự bắt ép của cha mẹ có thể quá khắt khe và tàn nhẫn, nhưng nó đã khiến chúng ta trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình trong tương lai”.

Cha mẹ yêu con ắt sẽ tự vì con mà lập những kế hoạch dài hạn, có một vài chuyện, nếu bạn không ép buộc chúng, thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ chúng học được.

2. “Ép buộc” con kiên trì tập thể dục

Khi nhắc đến việc học, cha mẹ thường có xu hướng bỏ qua việc tập thể dục vì họ không nhận ra rằng tập thể dục không chỉ giúp ích cho việc học của trẻ mà còn là một cách tốt để hình thành tính cách của trẻ.

Các bậc cha mẹ xin đừng mãi ép con vùi đầu vào bài tập khi rảnh rỗi nữa, thay vào đó hãy đưa chúng đi chạy bộ, chơi cầu lông, học bóng rổ… (Ảnh minh họa)

Các bậc cha mẹ xin đừng mãi ép con vùi đầu vào bài tập khi rảnh rỗi nữa, thay vào đó hãy đưa chúng đi chạy bộ, chơi cầu lông, học bóng rổ… (Ảnh minh họa)

Tôi nhớ hồi nhỏ em trai sợ nhất là giờ thể dục. Từ nhỏ nó đã không mấy hiếu động nên thể lực rất kém, cha và tôi cũng không quá để ý, nên mãi cũng không phát hiện ra, hóa ra em trai vì điều này nên đã tự ti rất lâu. Vì chơi thể thao kém nên em ấy luôn đứng cuối lớp, chạy cuối và nhảy xa thì kém nhất.

Sau khi bố và tôi biết chuyện, chúng tôi quyết định động viên em ấy và đồng hành cùng em kiên trì đi tập thể dục. Từ từ, thể lực của em trai cũng dần tăng lên. Tất cả chúng tôi đều có thể cảm nhận được độ bền và tốc độ chạy của em ấy đã ngày càng tốt hơn.

Tại đại hội thể thao, em trai lấy hết can đảm đăng ký chạy đường dài, không ngờ lại cán đích ở vị trí thứ ba. Dù không giành được chức vô địch nhưng kết quả bài tập đã khơi dậy sự tự tin cho em ấy, khiến em không còn sợ các tiết thể dục, không còn mặc cảm đến mức không dám đến trường nữa.

Các trường học phương Tây coi thể thao là một môn giáo dục tinh anh, bởi vì họ coi trọng vai trò của thể thao đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em.

Việc ép buộc trẻ tập thể dục không chỉ là có trách nhiệm đối với cơ thể, mà còn là một cách quan trọng để cải thiện sự tự tin và trí thông minh của trẻ.

2. “Ép buộc” trẻ bỏ điện thoại

Lớp trẻ thời nay dường như đều có khiếu công nghệ vượt trội, một khi đã cầm trên tay chiếc điện thoại di động thì cái gì cũng không còn quan trọng nữa.

Một số đứa trẻ sẽ có thể phát điên ngay lập tức nếu cha mẹ không cho. Vì vậy, cần ép buộc chúng bỏ. (Ảnh minh họa)

Một số đứa trẻ sẽ có thể phát điên ngay lập tức nếu cha mẹ không cho. Vì vậy, cần ép buộc chúng bỏ. (Ảnh minh họa)

Trước đây, khi chán trẻ thường sẽ tìm đồ chơi, đồ ăn vặt, có hứng thì đọc sách, nhưng bây giờ, dù có chán hay không thì trẻ cũng sẽ nói: “Mẹ ơi, cho con lấy điện thoại di động chơi một chút nhé!”.

Một số đứa trẻ sẽ có thể phát điên ngay lập tức nếu cha mẹ không cho. Hơn thế nữa, chúng còn uy hiếp cha mẹ rằng, nếu không cho chúng chơi điện thoại thì chúng sẽ đình công, không học nữa. Nếu cứ lặp đi lặp lại chất gây nghiện này, thì sớm muộn gì con trẻ cũng sẽ bị điện thoại làm cho hư hỏng.

Việc trẻ em chơi điện thoại với tần suất cao trong độ tuổi còn nhỏ như vậy sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều dễ gây cận thị, lác, biến dạng cột sống cổ, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Nhiều bậc cha mẹ không quan tâm, nhưng khi tác hại thực sự ập đến, thì họ cũng chỉ có thể hối hận mà thôi.

Bắt trẻ bỏ điện thoại là cứu trẻ không sử dụng chúng để tự làm hỏng chính mình.