Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
119 lượt xem

3 điều tưởng tốt nhưng vô tình khiến trẻ giảm sức đề kháng, hay ốm vặt

Đôi khi cách chăm sóc chưa phù hợp của bố mẹ có thể vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Nhiều mẹ thắc mắc tại sao khi chuyển mùa, các bé khác ăn khỏe ngủ ngon, còn bé nhà mình dù chăm sóc kỹ nhưng vẫn dễ bị cảm, sốt.

Trên thực tế, một số bà mẹ đã rơi vào hiểu lầm về việc chăm sóc và tăng đề kháng cho con. Các chuyên gia Y tế khuyên rằng, để trẻ khỏe mạnh, hạn chế ốm vặt bố mẹ nên cố gắng tránh một số hành vi gây tổn hại đến sức đề kháng trong cuộc sống hàng ngày.

Dinh dưỡng sau cai sữa không theo kịp

Sự hình thành hệ thống miễn dịch của bé đòi hỏi dinh dưỡng đầy đủ là nền tảng, thiếu dinh dưỡng tất yếu sẽ dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch và sức đề kháng.

Hầu hết sức đề kháng của trẻ sơ sinh bắt đầu suy giảm sau khi cai sữa, nguyên nhân là do trong thời kỳ bú mẹ, sữa mẹ rất giàu lactoferrin, đây là dưỡng chất cần thiết để có thể nâng cao sức đề kháng.

Sức đề kháng của bé giảm sút sau khi cai sữa, một mặt do thiếu hụt lactoferrin, mặt khác do thiếu dinh dưỡng toàn diện và cân đối. Sau khi cai sữa, việc ăn dặm không đáp ứng giai đoạn phát triển, hình thành thói quen kén ăn, sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ.

Lời khuyên của chuyên gia trong trường hợp này, dù ăn dặm ở thời điểm nào thì sữa và các sản phẩm từ sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng, mẹ có thể bổ sung thêm sữa bột giàu lactoferrin để giúp bé tiếp tục sức đề kháng tự nhiên.

Ngoài ra, sau khi bé được 6 tháng, mẹ nên bổ sung kịp thời các loại thức ăn ăn dặm có chứa sắt, protein, vitamin và khoáng chất khác cho bé để cân bằng dinh dưỡng.

Đôi khi cách chăm sóc chưa phù hợp của bố mẹ có thể vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Chất lượng giấc ngủ kém

Ngủ đủ giấc có thể thúc đẩy hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, nếu bé đi ngủ muộn trong thời gian dài, giấc ngủ ngắn, ngủ không ngon giấc thì sức đề kháng cũng theo đó mà suy giảm.

Theo một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) ở New Orleans, việc trẻ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Các chuyên gia cho biết trẻ thiếu ngủ có thể ảnh hưởng khả năng tập trung, học tập và gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Dữ liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nhóm trẻ em cùng lứa tuổi, 48% trẻ ngủ đủ giấc sẽ có khả năng tò mò, tiếp nhận thông tin và kĩ năng mới cao hơn 44%. Những trẻ này cũng có khả năng hoàn thành bài tập về nhà cao hơn 33% và thể hiện sự quan tâm đến việc học ở trường cao hơn 28%.

Như vậy, không chỉ có người lớn đang phải vật lộn với các vấn đề về giấc ngủ, ngày nay trẻ em cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ từ nhẹ đến nặng. Vì vậy, để nâng cao sức đề kháng và giúp bé phát triển tốt hơn thì giấc ngủ ngon là điều tất yếu.

Để bé có một giấc ngủ ngon, ngoài việc hình thành những thói quen tốt, mẹ chú ý tạo cho trẻ một môi trường ngủ thoải mái, ánh sáng và nhiệt độ trong phòng ngủ.

Các chuyên gia cho biết trẻ thiếu ngủ có thể ảnh hưởng khả năng tập trung, học tập và gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Ít cho trẻ vận động

Vận động đúng cách giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao sức đề kháng, cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trẻ không vận động trong một thời gian dài, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm và sẽ dễ mắc bệnh.

Lười vận động dẫn đến mất cân bằng năng lượng trong cơ thể: tiêu hao ít nhưng hấp thụ nhiều. Từ đó, nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ có thể tăng lên gấp bội. Việc trẻ ít vận động cũng có tác động đến sức khỏe tinh thần, nguy cơ mất ngủ, rối loạn giấc ngủ sẽ tăng lên 2 lần.

Việc trẻ nhỏ bị lười vận động dẫn đến hệ xương và cơ không phát triển toàn diện dẫn đến thiếu chiều cao, bởi cơ thể khó hấp thụ canxi.

Thêm vào đó, làm hormone tăng trưởng của trẻ hoạt động không hiệu quả. Về lâu dài, trẻ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì, các vấn đề về tim mạch và dẫn đến tiểu đường.

Đối với trẻ sơ sinh, trườn, bò là những bài tập tốt cho bé, mẹ cũng có thể chuẩn bị cho bé một khung thể dục để bé có thể di chuyển khi nằm. Với những bé lớn hơn có thể đưa con đi dạo ngoài trời để hít thở không khí trong lành. Tập thể dục nhiều hơn có tác động tích cực đến giấc ngủ và chế độ ăn uống.

Giữ con sạch sẽ quá mức

Nhiều bậc bố mẹ không thích thói quen cho bé chạm vào mọi thứ, thậm chí bò chỉ có thể được thực hiện trên giường.

Trên thực tế, việc giữ cho con sạch sẽ quá mức có thể sẽ làm giảm khả năng tiếp xúc với vi sinh vật của bé, không sinh ra được kháng thể tương ứng nên đương nhiên sẽ dễ mắc bệnh.

Mặt khác, việc không cho bé tiếp xúc với một số đồ vật thực chất sẽ kìm hãm khả năng khám phá của bé phát triển, đồng thời cũng ngăn cản khả năng nhận thức sự vật của bé.

Bài viết cùng chủ đề: