Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
84 lượt xem

"3 không" bố mẹ đừng bao giờ lặp lại khi đón trẻ mầm non tan học

Sau khi trẻ đi học mẫu giáo, khi cha mẹ đón trẻ đi học về, tốt nhất không nên làm những việc này, nếu không sẽ dễ gây ảnh hưởng đến trẻ.

Lứa tuổi mầm non (4-5 tuổi) là thời kì hoàng kim để trau dồi trí thông minh của trẻ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi bố mẹ đón con từ trường mẫu giáo trở về nhà chỉ nên lấp đầy thời gian bằng những khoảnh khắc vui vẻ, thú vị, hãy để trẻ tự do phát triển tư duy và suy nghĩ, không nên tạo quá nhiều áp lực cho con.

Vì vậy, để trẻ có khoảng thời gian vô tư trong những năm học mầm non, cô giáo đã khuyên các phụ huynh đặc biệt lưu ý những điều sau:

1. Không tạo thói quen đón trẻ quá muộn dù bận rộn

Giai đoạn mầm non là lúc trẻ cũng bắt đầu phát triển tính cách và biết nhận thức về hành vi. Vì vậy các mẹ muốn con hình thành những thói quen tốt thì trước tiên cũng cần phải làm gương cho con cái.

Trường mầm non luôn có quy định rõ ràng về thời gian đi học. Nếu các mẹ luôn đưa con đi học muộn, theo thời gian, trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi cha mẹ và dần dần hình thành những thói quen xấu như luôn trì hoãn, không đúng giờ… điều này sẽ không tốt cho cuộc sống sau này của trẻ khi lớn lên.

2. Không chiều chuộng mua đồ ăn vặt cho con sau giờ học

Mua đồ ăn vặt cho con sau giờ tan học không tốt cho sức khỏe của con mà còn ảnh hưởng đến những đứa trẻ khác học theo. Nếu hình thành thói quen như vậy lâu ngày sẽ khiến con muốn cha mẹ đáp ứng mong muốn này mỗi ngày. Và việc đáp ứng sẽ khiến trẻ cảm thấy mọi thứ có được thật dễ dàng và trẻ sẽ không biết quý trọng.

Ngoài ra thói quen này vô tình khiến trẻ lớn lên trở thanh một người luôn đòi hỏi và phải được thỏa mãn ngay lập tức.

3. Không thảo luận về giáo viên và trẻ trước cổng trường

Nhiều mẹ đã quen với việc thảo luận tình hình của giáo viên với các phụ huynh khác trong khi chờ con tan học, trong quá trình thảo luận luôn nói về một số chủ đề không hay, chẳng hạn như vấn đề của cô giáo, vấn đề của trẻ.

Những câu chuyện thảo luận giữa các phụ huynh này trẻ dễ nghe thấy, và những trẻ bị bố mẹ bàn tán thường có tâm lý chống đối, dần dần trẻ sẽ không thích đi học, không thích cô giáo, không thích các bạn cùng lớp… Nếu trẻ có tâm lý như vậy thì các mẹ cần chú ý xem một số câu nói của mình trong cuộc sống có làm tổn thương trẻ hay không, và phải sửa chữa kịp thời, nếu không sẽ để lại bóng đen tâm lý cho trẻ.

Bài viết cùng chủ đề: