Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
139 lượt xem

3 kiểu trẻ em dễ bị "xã hội đào thải" trong tương lai, cha mẹ chỉnh đốn con từ giờ là vừa

Sẽ có 3 kiểu trẻ em được dự báo dễ bị xã hội đào thải trong tương lai nên bố mẹ cần làm gương để cuộc sống con dễ thở hơn về sau.

Nuôi dạy con là một hành trình dài cần sự kiên nhẫn của cả bố và mẹ nhưng làm gì làm vẫn mong con không dễ bị tổn thương, trí tuệ cảm xúc cao, tự giác học đủ tiếng, không tham lam, thiển cận. Bởi dựa trên các phân tích, dẫn chứng đưa ra của các Giáo sư, Nhà tâm lý học đã dự báo trước về những đứa trẻ khó thành công. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý hơn đến con mình, đặc biệt ở độ tuổi teen, dậy thì với những chuyển biến khó đoán về mặt cảm xúc, tâm sinh lý.

Dưới đây là câu chuyện dẫn chứng liên quan và 3 kiểu trẻ em được dự báo dễ bị xã hội đào thải trong tương lai:

Câu chuyện về một Phó giáo sư có tuổi bị sa thải với lý do được trường đưa ra là “không có kết quả nghiên cứu khoa học” đang tạo nên làn sóng gây tranh cãi.

Gần đây em có đọc được thông tin về vị Phó giáo sư 50 tuổi tại một trường Đại học nọ bị sa thải, đã trở thành chủ đề nóng được bàn tán rôm rả trên các trang mạng tin tức xã hội.

Vào một ngày nọ không ông nhận được thông tin bị mất chức Hiệu trưởng, trưởng khoa. Tâm lý chung như bao người, vị Phó giáo sư này cảm thấy vô cùng bất công và cho rằng suốt quãng thời gian dài công tác tại đây, mặc dù đã có tuổi nhưng ông đã tận tâm và dành nhiều công sức cho việc giảng dạy và giáo dục con người.

Chính vì quá bức xúc với quyết định này từ Nhà trường nên ông đã đăng đàn một “bức tâm thư” trên mạng và mong rằng các bạn trẻ sẽ coi đây là một lời cảnh tỉnh, tự rút ra bài học cho chính mình. Từ những phát biểu và đánh giá trên mạng của ông, cư dân mạng cũng phần nào hiểu được lý do chính khiến ông bị sa thải là do ông không có kết quả nghiên cứu khoa học do mình thực hiện, đồng nghĩa với việc họ cho rằng sự đóng góp của ông cũng chỉ đến thế mà thôi. Câu chuyện cũng tạo nên nhiều làn sóng tranh cãi mạnh mẽ không hồi kết..

Trước vấn đề này, Giáo sư H.R cũng đưa nhận xét rằng: “Mọi người phải có khả năng tự mình rời đi bất cứ lúc nào để duy trì phẩm giá của mình. Bạn không cần thay đổi công việc, nhưng bạn phải có khả năng thay đổi công việc bất cứ lúc nào. Nếu không đủ mạnh mẽ, bạn phải nhìn mặt người ta mà làm”.

Qua câu chuyện trên, chúng ta cũng thấy rõ sự thật phũ phàng về vị Phó giáo sư đã bị sa thải trên, từ đây có thể tự suy ngẫm để tính xa hơn một bước khi trở thành phụ huynh. Từ thời điểm hiện tại, những người trẻ đang chuẩn bị bước vào đời phải tâm niệm một điều rằng không có gì là bất biến. Khi các công ty, doanh nghiệp dù trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào họ luôn cần sự cải tiến, nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới từng ngày từ nhân viên, bằng không kế hoạch sa thải cũng chỉ là sớm muộn mà thôi.

Thế mới nói, trong cuộc sống này, con người ta phải chuẩn bị về mặt tinh thần để sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách bất cứ lúc nào mà không hề lo sợ, nản lòng nản chí. Hãy luôn nhớ một quy luật tất yếu, đó là “Đây là một thời đại phát triển nhanh chóng nhưng cũng là một thời đại tàn khốc…”

Và những bậc làm cha làm mẹ xin lưu ý về 3 kiểu trẻ em tương lai vô lo dễ bị đào thải khỏi sự phát triển của xã hội không ngừng thay đổi này nên bằng mọi cách phải định hướng cho con đi đúng hướng:

1. Người rất dễ bị tổn thương

Nếu em nhớ không nhầm, Nhà soạn nhạc Beethoven đã từng nói: “Một trong những đức tính tuyệt vời của một vĩ nhân là sự kiên trì trong những cuộc gặp bất lợi và khó khăn”.

Hay như vị Giáo sư Li Meijin có nói: “Chỉ số cảm xúc và chỉ số IQ chỉ có thể giúp bạn làm tốt khi bạn đạt được những điều tuyệt vời, và thêm phần đóng băng vào thành công của bạn. Điều thực sự quyết định khuôn mẫu của cuộc sống chính là thái độ đối với nghịch cảnh và sự kiên cường của con người. Một đứa trẻ có tính kiên cường cao, có tinh thần bất khuất, dù là đường lầy lội vẫn có thể bước đi trên con đường êm ái”.

Bố mẹ cần truyền đạt cho con mình hiểu được rằng: Cuộc sống giống như một làn sóng, có những đợt sóng dữ và những cơn sóng ngầm, tức có nghĩa bất cứ ai cũng có thể gặp phải những khó khăn như dịch bệnh, bệnh tật, thất nghiệp,…Quan trọng hơn cả là khả năng chống lại những thất bại của chúng ta đến đâu mà thôi.

Là những người bố người mẹ kề cận với con nhất thì việc chúng ta cần làm là phải dạy con cái không bao giờ được chùn bước trước mọi khó khăn, thất bại, cứ mạnh mẽ vượt qua từng chướng ngại vật của cuộc đời và dũng cảm leo lên đỉnh cao.

2. Trí tuệ cảm xúc thấp

“Trí tuệ cảm xúc là khả năng sinh tồn quan trọng nhất của con người” là câu nói khá nổi tiếng của Tiến sĩ tâm lý học Daniel Gorman (Đại học Harvard, Mỹ). Thành công của một người, vai trò của IQ chỉ chiếm 20%, 80% còn lại là yếu tố trí tuệ cảm xúc.

Theo đó, những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có thể được ưu ái hơn trong các mối quan hệ giữa các cá nhân như cuộc sống và công việc, giành được nhiều cơ hội để bức phá thành công. Ngược lại, những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp dễ gặp phải nhiều đường vòng, đánh mất nhiều cơ hội quý giá trong cuộc sống vì cách ăn nói thiếu chừng mực.

Bố mẹ nên biết rằng, hành vi của mình có thể ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ cảm xúc của con trẻ. Những đứa trẻ được bố mẹ trực tiếp hướng dẫn thường thành tích học tập, khả năng cạnh tranh xã hội và hạnh phúc hơn những đứa trẻ khác.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp nhiều khả năng tương lai không dễ dàng, rất dễ bị đào thải.

Sẽ có nhiều cách để thay đổi dù trí tuệ cảm xúc thấp. Quan trọng hơn hết là hãy để đứa trẻ chú ý đến cảm xúc tình cảm của bạn và chú ý đến cảm xúc tình cảm của người khác. Mong rằng, mọi phụ huynh hãy biết sử dụng đúng phương pháp để giáo dục con cái theo cách tự nhiên nhất. Bởi trí tuệ cảm xúc cao chính là của cải cả đời của một con người.

3. Người thiển cận, tham lam

Hãy nhớ cho rằng, trong cuộc sống này, bạn sẽ không thể chiếm lấy một số của rẻ, bởi đằng sau “cái rẻ” ấy thường là vực thẳm vô tận. Thường những người thích vụ lợi, họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy được hậu quả, lợi ích lâu dài đằng sau…

Bố mẹ nên nhớ, cách cư xử hằng ngày của bạn lại là tiêu chí đầu tiên để con cái ứng xử, đối nhân xử thế trên đời. Một nền giáo dục tốt không chỉ là ươm mầm cho trẻ thành tài năng mà quan trọng vẫn là cách bạn nuôi dưỡng nhân cách tốt cho trẻ từng ngày. Phải dạy con không được lợi dụng người khác vì nó là bài học rất quan trọng trong cuộc đời chúng.

Hãy đặt nền móng cho sự trưởng thành và con đường tương lai của trẻ ngày càng rộng mở hơn bằng cách giáo dục đúng đắn, khuyên bảo đúng lúc, gần gũi chia sẻ với con nhiều hơn nữa. Dạy cho con những điều hay lẽ phải trong cuộc sống và luôn mạnh mẽ để đối mặt mọi khó khăn thử thách trước mắt vì hành trình đời người là rất dài.

Bài viết cùng chủ đề: