Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
184 lượt xem

3 luật liên quan bất động sản có hiệu lực: Pháp lý rõ ràng, thị trường sẽ phục hồi lành mạnh hơn

Các bộ luật mới liên quan đến bất động sản có hiệu lực được đánh giá là sẽ mang lại cho thị trường sự minh bạch về pháp lý, từ đó thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh.

KQKD quý II/2024 nhóm bất động sản vừa và nhỏ: TCH, ITA, DXS, HPX, LDG, KHG

Vinhomes (VHM): Dự án bất động sản 55.780 tỷ đồng tại thành phố lớn thứ 3 Việt Nam đón tin vui

Thị trường sẽ minh bạch hơn, lành mạnh hơn

Sau khi được Quốc hội đồng ý, ba luật liên quan đến thị trường bất động sản gồm Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng việc các luật trên có hiệu lực sớm sẽ góp phần giúp thị trường bất động sản phục hồi sớm hơn, nhanh hơn. Ngoài ra, cũng bởi hành lang pháp lý rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, thị trường cũng dần trở nên minh bạch, lành mạnh hơn.

Phía Tây Hà Nội là khu vực có giao dịch bất động sản sôi động bậc nhất thị trường
Thị trường sẽ minh bạch hơn, lành mạnh hơn.
Tuy vậy, theo ông Thịnh, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đưa chính sách vào cuộc sống, trong đó có việc xây dựng các văn bản hướng dẫn luật, việc thực thi của cơ quan chức năng, đồng thời cũng cần có thời gian để chính sách ngấm vào thị trường.

Theo ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc đầu tư DKRA Group, việc các luật có hiệu lực sớm kỳ vọng sẽ mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên các chính sách vẫn cần độ ngấm, vì vậy trong ngắn hạn thị trường sẽ chưa có nhiều chuyển biến rõ nét.

Nhưng xét về trung và dài hạn, các bộ luật sẽ tăng cường sự minh bạch cho thị trường, bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà và thúc đẩy cho sự phục hồi của thị trường.

“Loại hình bất động sản nhà ở vừa túi tiền (đặc biệt là phân khúc căn hộ hạng B, hạng C) phục vụ nhu cầu ở thực tại các thành phố lớn, vị trí thuận tiện kết nối về trung tâm, có pháp lý đầy đủ cũng như tiến độ xây dựng rõ ràng sẽ tiếp tục là điểm sáng trong những tháng cuối năm”, ông Thắng nêu.

Ngoài ra, ông Thắng cho rằng vẫn tiếp diễn có sự giằng co giữa hai thái cực: Bộ phận một số nhà đầu tư đã vay mua bất động sản đang cố gắng “gồng” lãi ngân hàng và tâm lý thờ ơ của nhà đầu tư, chấp nhận gửi tiết kiệm với mức lãi suất thấp thay vì đầu tư mua bất động sản. Điều này cũng vô hình trung gia tăng sức ép lên đà hồi phục của thị trường.

Theo ông Thắng, thị trường khó có hiện tượng tăng giá đột biến trong ngắn hạn. Lý do là ảnh hưởng đến từ các yếu tố vĩ mô, khủng hoảng địa chính trị trên toàn cầu như chiến sự, bất ổn kinh tế thế giới như tăng trưởng toàn cầu; các luật mới có hiệu lực sớm nhưng vẫn cần thời gian cho các thông tư, nghị định hướng dẫn triển khai được ban hành và áp dụng.

Ông Thắng đánh giá về dài hạn việc tăng giá bất động sản còn phụ thuộc vào nhiều biến số khác của thị trường như tình hình vĩ mô nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá… Tuy nhiên, với quy định về việc thay thế khung giá đất bằng bảng giá đất được cho là sẽ làm gia tăng các chi phí đầu vào liên quan đến công tác tính tiền sử dụng đất, đền bù giải tỏa, thuế phí khác… từ đó kết tinh vào làm tăng giá bán.

Thị trường bất động sản sẽ hồi phục tích cực

TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế đánh giá thị trường đất đai, nhà ở, bất động sản cũng như một số lĩnh vực có liên quan đang chờ đợi một cách tích cực về hiệu lực và hiệu quả của các luật và nghị định quan trọng này.

TS Lê Xuân Nghĩa khẳng định sau ngày 1/8, thị trường bất động sản cũng như thị trường tài sản nói chung bao gồm cả chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp sẽ phục hồi tích cực.

Ông Nghĩa cũng nêu, một lĩnh vực khác rất quan trọng có liên quan đến 3 luật và các nghị định này là đầu tư công và đầu tư tư nhân. Đầu tư công năm 2024 giải ngân chậm hơn so với năm 2023.

Một trong những lý do của sự chậm trễ này là các doanh nghiệp và dân cư đang chờ đợi cơ chế giá mới về đất để đền bù giải phóng mặt bằng theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8, tức là giá đất phải được hình thành theo nguyên tắc thị trường.

“Sự chờ đợi này khiến cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng năm nay gặp khó khăn lớn. Nhiều tỉnh năm ngoái rất thành công trong việc giải ngân đầu tư công như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng thì năm nay vướng mắc bởi nguyên nhân chờ đợi giá mới giải phóng mặt bằng cho cả các dự án đầu tư công và các dự án tư nhân có liên quan đến đất đai, mặt bằng, kể cả đầu tư nhà ở lẫn khu công nghiệp, các dự án về giao thông đường bộ”, ông Nghĩa chia sẻ.

Bài viết cùng chủ đề: