Thay vì thường xuyên la mắng những đứa trẻ nghịch ngợm mà hiệu quả gần như bằng 0, bố mẹ có thể áp dụng 3 “tuyệt chiêu” hiệu quả sau.
“Con tôi thật phiền phức, ngày nào cũng nghịch ngợm không chịu nghe lời. Thực sự rất đáng lo” là lời than thở của nhiều ông bố bà mẹ đang nuôi dạy những đứa trẻ hiếu động, cả ngày không thể ngồi yên một chỗ.
Khi những đứa trẻ chào đời, cả nhà đều vui vẻ, lúc nào cũng thấy con mình dễ thương. Nhưng đến khi lớn hơn một chút, các con hiếu động, hoạt bát quá mức lại khiến nhiều bố mẹ lo lắng.
Trong trường hợp bạn cảm thấy con mình khó uốn nắn, đây là 3 nguyên tắc vàng có thể giúp các cậu bé, cô bé thay đổi và trở nên xuất sắc trong tương lai.
1. Quy tắc bể cá
Có người nuôi vài con cá, lúc đầu thả chúng vào bể cá nhỏ nhưng nuôi lâu cá vẫn rất nhỏ nên cho rằng cá không lớn được. Cho đến một hôm anh lỡ tay làm đổ bể cá, bể bị vỡ nên anh thả chú cá nhỏ ra ao ngoài. Kết quả là chú cá nhỏ “không lớn nổi” đó. thực sự phát triển nhanh chóng, lớn thành một con cá lớn trong nháy mắt.
Đồng Đồng là một đứa trẻ hoạt bát, ngày thường ở nhà không thể ngồi yên một chỗ. Lúc thì nhảy lung tung, lúc thì xé đồ đạc, mẹ cậu vô cùng bối rối không biết tìm cách nào cho Đồng Đồng bớt nghịch ngợm.
Một lần, mẹ Đồng Đồng đi công tác nên giao cậu cho bố chăm sóc. Bố Đồng Đồng không những không hạn chế cậu “phá hoại” mà còn nuông chiều, cho cậu nghịch thoả thích. Bố nói thêm một câu: “Nếu lộn xộn, còn phải dọn sạch. Nếu đồ bị hỏng, con phải gắn lại”.
Kết quả là sau khi về nhà, mẹ Đồng Đồng phát hiện con mình hoàn toàn khác trước, tuy nghịch ngợm nhưng lại rất hiểu chuyện, biết tự giác thu dọn đống “chiến trường” mình tự bày ra.
Trên thực tế, nhiều bố mẹ không thích con cái gây ra rắc rối nên thường cố gắng kiềm chế sự hiếu động của con. Điều này càng làm các cậu bé, cô bé cảm thấy muốn nghịch ngợm nhiều hơn. Thay vào đó, bạn có thể “buông tay” và khuyến khích đứa trẻ có trách nhiệm với những gì mình làm.
2. “Trừng phạt” tự nhiên
Tiểu Khải là một cậu bé bướng bỉnh, mẹ nói gì cũng không nghe. Một ngày, cậu cãi lời mẹ: “Nếu mẹ không cho con chơi điện thoại, con sẽ không ngủ”.
Nghe Tiểu Khải nói, người mẹ lo lắng đến mức gần như ngừng thở. Lúc này, người bố ở bên cạnh lên tiếng, đồng ý với yêu cầu của cậu bé. Hai vợ chồng lên phòng ngủ, để lại Tiểu Khải một mình trong phòng khách.
Chỉ sau vài phút, Tiểu Khải định đi ngủ nhưng bố cậu ngăn lại: “Con không được ngủ vì con đã nghịch điện thoại xong đâu”. Tiểu Khải oà khóc, bố cậu vẫn không động lòng. Chỉ đến khi cậu bé tự nhận sai, bố mới đưa Tiểu Khải đi ngủ. Từ đó về sau, Tiểu Khải không bao giờ bướng bỉnh nữa.
Nếu con cái thường xuyên ngang bướng, thậm chí “dọa” ngược bố mẹ, các bậc phụ huynh có thể để cho con mình một lần nếm trải hậu quả hành động do chính mình gây ra.
3. Để trẻ đối mặt với khó khăn
Indira Gandhi, nữ Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ là biểu tượng của một người mẹ dạy con bằng ý chí sắt đá. Khi con trai bà sắp phải mổ vì bị bệnh, bác sĩ muốn nói điều gì đó nhẹ nhàng để an ủi đứa trẻ. Nhưng bà Gandhi lại giải thích cho người con những gì cậu bé sắp phải đối diện trong ca phẫu thuật, để cậu bé có thể dũng cảm, mạnh mẽ vượt qua.
Phương pháp dạy con đối mặt và kiên cường trước mọi khó khăn của cuộc sống ấy đã được bà Gandhi áp dụng trong suốt quá trình con trưởng thành. Sau này con bà trở thành Thủ tướng Ấn Độ vào năm 1984.
Khi nuôi dạy một đứa trẻ, nhiều cha mẹ quá bao bọc, nuông chiều khiến con mình không nhìn nhận một cách khách quan những khó khăn trong cuộc sống thực tế. Điều này dễ làm con cái nghĩ rằng xã hội chỉ có mặt tốt, khi trưởng thành sẽ rất vất vả để thích nghi với hoàn cảnh.
Vì vậy, trong quá trình con trưởng thành, bố mẹ đừng quan tâm quá mức mà hãy để con tự mình trải qua khó khăn để từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm và hiểu được sự giáo dục của bố mẹ.
Nhà đầu tư đại tài 98 tuổi tiết lộ cách dạy 8 người con hóa rồng, hóa phượng: Chỉ 3 điều đơn giản nhưng nhiều cha mẹ ngày nay vẫn mắc sai.