Trên chặng đường phát triển của con, cha mẹ đóng vai trò là người đồng hành thân cận nhất. Họ luôn kề bên con, đưa ra lời khuyên hữu ích giúp con hạn chế vấp ngã.
Từ kinh nghiệm của cha mẹ là người đi trước, trẻ sẽ đúc rút cho mình những bài học quý giá, tránh được rủi ro. Nhằm giúp cha mẹ đỡ vất vả hơn trong quá trình nuôi dạy con, một vị giáo sự Đại học Bắc Kinh đưa ra lời khuyên: “Nếu muốn con công thành danh toại, cha mẹ cần nói 5 điều sau với con trước khi con 14 tuổi”.
1. Trở thành người lịch sự, nói “cảm ơn” là điều cần thiết
Xã hội là một vòng tròn giữa các cá nhân và không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ, phục vụ ai cả. Vì vậy, khi nhận được sự giúp đỡ từ người ngoài, cha mẹ cần dạy con nói lời cảm ơn. Điều này thể hiện sự tôn trọng cơ bản đối với người khác. Tôn trọng lẫn nhau cũng là điều quan trọng trong quá trình giao tiếp.
Một đứa trẻ biết nói lời cảm ơn sẽ chiếm được cảm tình. Người đối diện và mọi người xung quanh sẽ luôn quý mến, yêu thương và thầm ngợi khen phương pháp giáo dục của cha mẹ đứa trẻ.
2. Việc học là của con, không phải của cha mẹ
Học tập là câu chuyện gây bàn cãi muôn thuở giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ nào cũng mong con học hành giỏi giang, đỗ đạt cao nên tạo áp lực để con cố gắng. Họ muốn con đạt thành tích tốt để được “nở mày nở mặt” với mọi người xung quanh.
Mục đích ban đầu của phụ huynh đều vì lợi ích của con. Tuy nhiên họ không biết cách diễn đạt khiến trẻ hiểu sai vấn đề. Trẻ cho rằng cha mẹ ép mình học vì sĩ diện. Vì vậy, cha mẹ cần khéo léo nói với con rằng: “Việc học là của con, không phải của cha mẹ” để trẻ biết rằng tương lai của mình có được là nhờ sự phấn đấu, quyết tâm. Nhờ vậy, trẻ sẽ yêu thích việc học hơn, không còn cảm thấy chán ghét.
3. Vào đại học rất quan trọng, con cần cố gắng để lấy được tấm bằng cử nhân
Nhiều trẻ không thích việc học, cảm thấy chán ghét mỗi khi mở sách vở ra. Lúc này, cha mẹ cần nói với con tầm quan trọng của việc học tập, giá trị tấm bằng Đại học. Tất nhiên cha mẹ cần có phương pháp khéo léo giúp trẻ hiểu vấn đề, tránh gây phản tác dụng khiến trẻ chán ghét việc học hơn.
4. Khi không được mọi người công nhận, hãy cứ sống là chính mình
Mỗi người là một chiếc lá khác nhau trên cuộc đời và có những chiếc lá không bao giờ tồn tại cùng nhau trên một cây. Trong xã hội cũng vậy, sẽ luôn xuất hiện nhiều thành phần khác nhau, chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người dù đã rất cố gắng.
Vì vậy, cha mẹ hãy nói cho con hiểu rằng, con hãy luôn là chính mình. Đừng nên ép buộc phải nhận được sự đồng tình, đồng thuận từ người khác. Đừng ngộ nhận, đừng tự lừa gạt bản thân để nghe theo đám đông. Không có điều gì hạnh phúc hơn việc được là chính mình, được nỗ lực mỗi ngày để hoàn thiện bản thân.
5. Trên đời không tồn tại sự công bằng tuyệt đối – Muốn công bằng thì tốt hơn con nên hoàn thiện bản thân
Trên đời không có sự công bằng tuyệt đối, sẽ luôn tồn tại những bất công tùy vào mức độ, tính chất sự việc. Vì vậy, cha mẹ cần nói rõ điều này để con có cái nhìn đúng đắn, tích cực. Một số đứa trẻ còn non nớt sẽ dành thời gian theo đuổi sự công bằng. Lúc này, cha mẹ hãy cho trẻ biết sự tàn nhẫn của xã hội. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên mạnh mẽ và bản lĩnh hơn.
Cách tốt nhất để giúp bản thân cảm thấy xã hội công bằng là nỗ lực từng ngày để hoàn thiện chính mình. Khi trở thành phiên bản hoàn hảo, chúng ta mới có thể được xã hội đối xử dịu dàng hơn. Hãy dạy trẻ điều này để dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất, trẻ vẫn vươn lên và dũng cảm vượt qua.
- Đừng để giàu lên vì đất, chết vì đất, vướng vào lao lý cũng vì đất
- 4 thói quen "lạ đời" chỉ có ở trẻ thông minh: Hãy xem con bạn có những thói quen này không nhé
- Con trai tôi 29t cương quyết kết hôn với người phụ nữ 53 tuổi 2 lần đò, nó còn cố gắng chăm sóc 4 con riêng của vợ khiến chúng tôi chỉ biết nói 1 câu
- 4 kiểu ”tiểu tam” thường gặp nhất: Số 2 ngây thơ nhưng số 4 lại khiến đàn ông khó dứt nổi
- TPHCM: Mới 20 tuổi nhưng cậu trai này đã thu gần 2 tỷ đồng/năm nhờ chọn cá như lựa người mẫu