Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
88 lượt xem

6 lý do không nên để ông bà chăm cháu quá nhiều: "Trẻ dễ hư, không vâng lời bố mẹ"

Đối với nhiều người, ông bà là một mối quan hệ hạnh phúc mà họ vô cùng coi trọng.

Người luôn đối xử và yêu thương cháu vô điều kiện. Họ nhận được những đặc quyền mà cha mẹ chúng ta được hưởng – như những kỷ niệm vui vẻ và mối quan hệ bền chặt – mà không phải căng thẳng như cha mẹ khi nuôi dạy con. Tuy nhiên có những lý do không nên để ông bà chăm cháu quá nhiều, bởi các bất lợi cho cả 2 bên.

Một đứa trẻ nổi loạn có thể hướng về ông bà của mình để được yêu thương và hỗ trợ vô điều kiện. Trẻ có thể tìm đến ông bà để được an ủi khi không tìm được tiếng nói với bố mẹ. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, con cái còn có cha mẹ. Dưới đây là những tác động tiêu cực khi để trẻ ở với ông bà quá nhiều:

1. Cảm thấy e ngại bố mẹ

Nếu ông bà để trẻ làm hầu hết những điều chúng muốn, thì cuối cùng cha mẹ sẽ phải đóng vai ác. Sự ghen tị và tính cạnh tranh có thể phát triển ở các bậc cha mẹ, những người cảm thấy bị đánh giá thấp, cố gắng giành lại vị trí chính trong cuộc sống của con cái họ. Điều này có thể thực sự gây căng thẳng và mất phương hướng cho trẻ. Thật không vui vẻ gì khi trở về từ nhà ông bà và nghe bố mẹ nói rằng, con chỉ được làm thế khi ở với ông bà, bố mẹ mới là người nuôi con và chịu trách nhiệm về con.

2. Không vâng lời

Ông bà thường cưng chiều cháu hơn cả con mình. Những năm tháng khi con họ trưởng thành, họ phải làm việc, kiếm tiền, do đó không có nhiều thời gian gần gũi con. Ông bà nghĩ rằng mình sẽ bù đắp điều này bằng cách chiều chuộng cháu, thậm chí làm ngược lại những gì cha mẹ đứa trẻ cấm đoán. Điều này có nguy cơ làm hỏng kỷ luật mà đứa trẻ đã được dạy, và trẻ có thể trở nên không vâng lời. Những gia đình trẻ ở chung với ông bà chắc chắn hiểu điều này nhất. Hãy hình dung mẹ không cho con xem Ipad, thế là con sà vào lòng ông bà nội đòi đáp ứng, dĩ nhiên ông bà sẽ không chối từ cháu.

3. Ít vận động

Trẻ em luôn tràn đầy năng lượng và chúng cần được chạy, nhảy, vui chơi để cơ thể phát triển đúng cách và khỏe mạnh. Thường thì ông bà không thể theo kịp cháu. Họ không thể theo sát trẻ trong hầu hết các hoạt động của trẻ ở ngoài trời. Vì thế bọn trẻ chỉ được quẩn quanh ở trong nhà, và trong nhà thì còn gì để chơi ngoài smartphone, ti vi.

4. Ăn quá mức

Ông bà thường cho cháu ăn quá nhiều. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng trẻ em có thể bị béo phì, vệ sinh răng miệng kém, hoặc thậm chí tiểu đường vì ông bà của chúng làm hỏng chúng bằng đồ ăn vặt, đồ ngọt, bánh kẹo và đồ ăn béo. Họ cố gắng làm cho cháu của họ hạnh phúc hơn, nhưng họ có thể gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ. Đây cũng là lý do không nên để ông bà chăm cháu quá nhiều.

5. Kỹ năng xã hội kém

Khi trẻ em dành phần lớn thời gian cho ông bà, chúng không đủ hứng thú để kết bạn với những đứa trẻ khác. Chúng có xu hướng thoải mái ở bên trong các mối quan hệ quen thuộc của mình, tránh né những người lạ. Thay vào đó, những đứa trẻ học nhà trẻ hoặc mẫu giáo, ít có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi hơn vì chúng phát triển các kỹ năng xã hội tốt hơn.

6. Vô kỷ luật, không có nề nếp

Dĩ nhiên ở với ông bà sẽ không có giờ ăn, giờ chơi, giờ ngủ… Trẻ có thể thức đến 12 giờ khuya và dùng bữa sáng khi tất cả mọi người đang ăn trưa. Nếu mệt chúng có thể ngủ trưa, nếu không thì chẳng có ai ép chúng làm điều đó. Ở với ông bà, đứa trẻ cũng sẽ tha hồ ăn vặt, thậm chí bỏ qua bữa chính. Điều này tạo ra thói quen và lối sống không lành mạnh, khiến trẻ vô kỷ luật và không có nề nếp.

Bài viết cùng chủ đề: