Có nhiều người cho rằng sức khỏe và ngoại hình của một đứa trẻ phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên thực tế thì ngoài yếu tố di truyền còn 7 điều nữa có thể định hình các đặc điểm thể chất của một đứa trẻ.
Mùa mà trẻ chào đời
Theo nghiên cứu, trẻ sinh vào mùa hè có cân nặng trung bình lúc sinh cao hơn và khi lớn lên có chiều cao trung bình vượt hẳn so với những người sinh vào các mùa lạnh hơn. Những đứa trẻ sinh vào mùa đông thường có những đặc điểm hoàn toàn trái ngược.
Các nhà khoa học cho biết việc trẻ được phơi nắng đủ sẽ được cung cấp vitamin D tốt hơn. Vitamin D giúp xương phát triển chắc khỏe nhờ việc hấp thụ canxi và phốt pho, đồng thời góp phần tích cực tới sự tăng trưởng cân nặng và chiều cao của trẻ. Mà việc phơi nắng hầu như chỉ thực hiện được trong mùa hè.
Lượng đường mẹ dùng
Ăn nhiều hơn khi mang thai là điều bình thường nhưng lượng đường mẹ nạp vào có ảnh hưởng tới sự cứng cáp hay mềm nhẽo của trẻ. Việc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay lượng đường huyết tăng sẽ làm ảnh hưởng tới bào thai.
Trẻ có thể dự trữ đường dư thừa như chất chéo, khiến con có nguy cơ cao hơn bị thừa cân, mắc tiểu đường, bị vàng da. Vì vậy khi mang thai mẹ bầu nên kiểm soát tiểu đường thông qua chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.
Lượng sữa mẹ dùng mỗi ngày
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa lượng sữa tiêu thụ và cân nặng lành mạnh của trẻ lúc sinh. Nghiên cứu y khoa cho thấy phụ nữ uống một cốc sữa (hoặc ít hơn) mỗi ngày sẽ sinh con nhỏ hơn so với những ai uống nhiều sữa hơn. Mẹ cứ uống nhiều hơn mỗi cốc sữa thì số cân của con nặng thêm 41 gam.
Lượng cafein mẹ nạp vào
Theo khuyến nghị, phụ nữ mang thai nên giới hạn mức dùng cà phê xuống dưới 200mg mỗi ngày (hay khoảng một cốc 350ml). Cafein được hấp thụ nhanh chóng và truyền qua nhau thai, từ đó có thể tích tụ lại thành mức cao nếu dùng quá nhiều. Điều này có thể cản trở sự tăng trưởng của thai nhi và dẫn tới trẻ sinh ra nhẹ cân.
Mẹ có ăn lạc lúc mang thai hay không
Theo một số nghiên cứu, việc mẹ ăn lạc trong quá trình mang thai có thể làm giảm nguy cơ bị dị ứng lạc ở trẻ sau này. Phản ứng dị ứng có thể gây mẩn ngứa, nổi nốt đỏ hay sưng. Một số triệu chứng không nhìn thấy khác bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, thở dốc, chảy nước mũi. Các kết luận cho thấy sớm tiếp xúc với thực phẩm này có thể bảo vệ trẻ khỏi các triệu chứng dị ứng.
Chất lượng không khí
Nếu không khí bẩn và bị ô nhiễm có thể gây các vấn đề với cân nặng lúc sinh của trẻ. Các nhà nghiên cứu cho biết cứ tăng thêm 10mg ô nhiễm (trên một mét khối không khí) thì khối lượng lúc sinh của trẻ giảm đi 8,9 gam.
Vì vậy mẹ bầu hãy cố gắng tránh tác động của ô nhiễm không khí bằng những thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa.
Thực phẩm giàu protein kích thích việc mọc tóc
Từ khoảng tuần 14-15 tóc của thai nhi sẽ bắt đầu mọc. Protein tốt cho sự phát triển tóc của mẹ cũng như của bé (vì bạn sẽ truyền các chất dinh dưỡng cho con). Trứng là nguồn protein tuyệt vời đồng thời chứa biotin tốt cho tóc.
Ngoài ra, cải bó xôi cũng tốt cho tóc nhờ giàu folate, vitamin A, C; quả bơ và các loại hạt giúp chống rụng tóc.
- 10 mẩu chuyện ngắn xúc động về gia đình: Đọc xong ai cũng khóc!
- Hà Nội sắp có thêm tuyến đường nối thẳng đến khu công nghiệp hơn 6.300 tỷ đồng
- “Cao thủ” băng rừng, lội suối để săn loài ong ţử ţhần, đút túi tiền triệu mỗi ngày
- Trẻ có "3 tướng miệng, 4 tướng tai" lớn lên không giàu cũng sang, làm rạng danh dòng họ
- Cần Thơ: Kỹ sư xây dựng làm vườn lan đặc biệt, chỉ ngồi bấm điện thoại mà thu nửa tỷ mỗi năm