Các chuyên gia cho rằng, bố mẹ nên quan tâm đến quá trình phát triển vận động ở trẻ sơ sinh, đây là mấu chốt quan trong giúp trẻ phát triển trí não.
Theo kết quả của một cuộc khảo sát, khoảng hơn 90% các bà mẹ đều bỏ qua những điều có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của bé. Trong đó quan trọng nhất là bỏ qua sự tập trung vào vận động, tiếp theo là giấc ngủ và dinh dưỡng của bé.
3 yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển trí tuệ của trẻ
Vận động sớm
Theo các chuyên gia, việc bé vận động trong giai đoạn đầu là rất quan trọng, nó sẽ liên quan đến sự phát triển trí não của bé.
Những cử động đầu đời của bé bao gồm: ngóc đầu, trườn,… có thể khiến các tế bào não của bé hoạt động tích cực hơn và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não.
Đặc biệt, sự linh hoạt, khéo léo của đôi bàn tay có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể, các đầu ngón tay là nơi tập trung đặc dây thần kinh và nhận nhiều phản hồi xúc giác nhất.
Chỉ tính riêng một đầu ngón tay nhỏ xíu của bé, lượng dậy thần kinh đã nhiều gấp 10 lần các khu vực chân đùi. Bởi vậy, nhờ những thao tác cầm, nắm, đẩy,… trẻ không những được tăng cường khả năng phối hợp giác quan, tăng khả năng nhận thức về thế giới xung quanh mà còn xây dựng tư duy kết cấu và phát triển trí tuệ.
Những cử động đầu đời của bé bao gồm: ngóc đầu, trườn,… có thể khiến các tế bào não của bé hoạt động tích cực hơn và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não.
Bên cạnh đó, rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ từ sớm chính là tiền đề phát triển sự độc lập của trẻ. Bởi về sau trẻ có thể tự làm thành thạo những việc cơ bản để chăm sóc bản thân mình như đánh răng, mặc quần áo, đi giày,…
Chuyên gia khuyên rằng, chỉ cần nắm bắt được giai đoạn quan trọng của quá trình vận động đầu đời của bé thì chỉ số IQ của bé sẽ vượt trội hơn hẳn. Sự phát triển trí não của bé mạnh hay yếu đều liên quan mật thiết đến một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày của bé.
Giấc ngủ
Đối với trẻ sơ sinh giấc ngủ rất quan trọng, giấc ngủ quyết định cơ thể bé có khỏe mạnh, phát triển có đạt chuẩn hay không, đồng thời cũng quyết định sự phát triển trí não của bé khỏe hay yếu.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormon tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Nếu trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormon tăng trưởng tiết ra nhiều nhất và gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ.
Một nghiên cứu trên 11,000 trẻ em xuất bản trên tạp chí Journal of Epidemiol Community Health đã chứng minh những trẻ không được ngủ đúng giờ cho tới khoảng năm 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng đọc và kỹ năng toán học thậm chí tới năm 7 tuổi.
Vì vậy, nếu chất lượng giấc ngủ của bé rất kém, sẽ tích tụ nhiều độc tố từ nhỏ đến khi trưởng thành, trẻ như vậy thường sẽ khó tập trung, kém phát triển trí não và chỉ số thông minh thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Ngược lại, những đứa trẻ ngủ ngon, trí não phát triển tốt, chỉ số thông minh vượt trội, tăng cường khả năng gi nhớ.
Chế độ ăn uống
Trí não của bé phát triển tốt hay không có mối QH nhất định với chế độ dinh dưỡng. Một số bé thường có thói quen kén ăn, nhiều món không thích ăn dẫn đến việc bé hấp thu không đầy đủ chất dinh dưỡng.
Việc bé hấp thu không đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chỉ số thông minh của bé, làm cho sự phát triển trí não kém và chỉ số IQ thấp.
Chỉ khi bé hấp thụ được các chất dinh dưỡng phong phú thì não bộ mới phát triển tốt hơn, giúp cải thiện chỉ số thông minh của bé hữu ích.
Việc phát triển trí não của bé có tốt hay không cũng có mối QH nhất định đến thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột, nếu hệ vi khuẩn của bé được cấu tạo tốt và hệ tiêu hóa tốt thì sự phát triển trí não của bé đương nhiên sẽ rất tốt.
Khi bé hấp thụ được các chất dinh dưỡng phong phú thì não bộ mới phát triển tốt hơn.
Vậy làm thế nào để bố mẹ giúp trẻ rèn luyện trí não phát triển tốt?
Não bộ là cơ quan phát triển nhanh nhất trong những năm tháng đầu đời của con trẻ. Giai đoạn phát triển này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như trí tuệ của con.
Theo nghiên cứu khoa học, trẻ trước 3 tuổi, là giai đoạn mà não bộ phát triển nhanh nhất. Chính vì vậy, đây được xem là “thời điểm vàng” ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc để giúp quá trình phát triển não bộ ở con trẻ được diễn ra tốt nhất, tạo thành một nền móng vững chắc cho tương lai thành công sau này.
Các chuyên gia cho rằng, để phát triển trí não tốt cho trẻ ở giai đoạn đầu, bố mẹ có thể tham khảo 3 cách cơ bản sau đây.
Đưa trẻ đi dạo nhiều hơn
Bố mẹ không nên quá lo lắng đến sức khỏe, thể trạng,… của trẻ hoặc sợ điều này điều kia mà cấm đoán trẻ khám phá thế giới xung quanh. Việc quá bao bọc con cái khiến chúng chỉ lớn về mặt thể chất còn trí tuệ và tính cách của con sẽ mãi giậm chân tại chỗ.
Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ ra ngoài đi dạo hoặc vui chơi nhiều hơn để con có cơ hội khám phá thế giới, bởi ở bên ngoài có rất nhiều điều kích thích các giác quan khác nhau của bé tập. Các hình dạng, màu sắc, mùi hương và âm thanh đa dạng sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng nhận thức như: tập trung, xác định các màu sắc khác nhau và nhận biết tất cả các âm thanh khác nhau mà bé đang nghe.
Thường xuyên đưa trẻ ra ngoài vui chơi sẽ giúp con có điều kiện phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, khi mẹ cùng con đi dạo ngoài trời, bé sẽ được tiếp xúc với những âm thanh khác nhau của thiên nhiên, tiếng xe cộ, con người và giọng nói của bạn. Âm thanh ngoài trời rất khác so với âm thanh mà bé quen nghe ở nhà, vì vậy bé sẽ tỏ ra tò mò và thích thú hơn với những tiếng động xung quanh.
Ánh sáng mặt trời cũng giúp bé hấp thụ một cách tự nhiên Vitamin D. Nếu lo ngại ánh nắng quá gay gắt đối với bé, mẹ có thể sử dụng ô che nắng cho xe đẩy để tránh ánh nắng trực tiếp.
Chơi trò chơi, tương tác với con
Chơi cùng trẻ là phương pháp hữu hiệu giúp con cải thiện trí não và tinh thần. Trong khi chơi, trẻ được phép mở rộng trí tưởng tượng của mình, có thể đưa ra các giả thiết khác nhau, giúp thúc đẩy sự sáng tạo, đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong cuộc đời của một người.
Đây cũng là lúc trẻ tự định hướng việc chơi của mình, không bị ràng buộc bởi quy định. Chơi giúp não bộ của trẻ phát triển theo những cách tích cực, củng cố và tăng các kết nối thần kinh trong não, giúp hình thành kỹ năng nhận thức vấn đề và thu thập kiến thức.
Đồng thời, bố mẹ vui chơi thường xuyên cùng con sẽ giúp trẻ rèn giũa phản xạ, học cách kiểm soát bản thân, cải thiện kỹ năng vận động thô, phát triển trí tuệ, giúp con hạnh phúc và thoải mái hơn.
Kể chuyện cho con nghe
Theo các chuyên gia, nếu bố mẹ thường xuyên kể cho bé nghe nhiều câu chuyện, điều này sẽ giúp ích cho sự phát triển trí não của bé.
Ngay khi chỉ được vài tháng tuổi, việc bố mẹ kể chuyện cho con nghe sẽ khiến trẻ tiếp thu thông tin một cách bị động và là nền tảng cho giai đoạn học chủ động về sau.
Khi lớn lên, trẻ sẽ học được cách chơi cùng với bố mẹ, biết phân vai, nhiệm vụ trong trò chơi giúp con yêu thích thú hơn, vui vẻ hơn. Đồng thời, kích thích trí tưởng tượng, tư duy logic phát triển có hệ thống, tích cực hơn.