Trung bình mỗi ngày vườn rau thủy canh của anh Chu Cao Tuấn tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa (Đồng Nai) xuất ra thị trường khoảng 120kg rau, giúp anh Tuấn thu lợi nhuận khoảng 5 triệu đồng/ngày, tương đương 150 triệu đồng/tháng.
Mô hình trồng rau thủy canh của anh Chu Cao Tuấn ở phường Trảng Dài, TP.Biên Hoà, với diện tích trên 3.500 m2 đã duy trì nhiều năm nay và hiện rất thành công khi sản lượng thu hoạcɦ cao, giá thành cao so với rau trồng bằng cách truyền thống.
Mô hình này được Đồng Nai xem là mô hình điểm để nhân rộng do phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp trong đô thị theo hướng hiện đại.
Với rau thủy canh, anh Tuấn đã lắp hệ thống điều khiển chăm sóc rau tự động nên dù vườn rộng thì chỉ cần 2 nhân công làm việc là đủ.
Theo anh Tuấn, rau trồng theo phương pháp thuỷ canh hiếm khi bị sâu bệnh, chất lượng rau tốt nên được thị trường rất ưa chuộng, cung không đủ cầu. Hiện mỗi ngày vườn rau này xuất ra thị trường trên 120 kg rau các loại, lợi nhuận thu về khoảng 5 triệu đồng.
Anh Tuấn cho biết: “Thời gian thu hoạch rau ở đây chỉ rơi vào khoảng 15 ngày và mỗi tháng có rau để thu hoạch 2 lần. Bởi cây con được trồng ở ngoài trước sau đó mới đưa vào trồng thủy canh nên phát triển nhanɦ, thời gian thu hoạch sớm. Như vậy trồng rau thủy canh nó khác với truyền thống và hơn truyền thống ở chỗ đó…”.
“Rau thủy canh trong vườn thu hoạch vào buổi sáng xong, chiều có thể dọn dẹp sạch sẽ để ngày mai đưa cây con vào luôn, đảo chiều nhanh chóng, không để nghỉ ngơi mà tuần hoàn liên tục”, anh Tuấn nói.
Theo anh Tuấn chia sẻ, công việc chínɦ của anh là kiến trúc xây dựng tuy nhiên do đi nhiều nơi, anh nhận thấy những năm gần đây mô hình về nông nghiệp công nghệ cao dần được nhiều người quan tâm.
Do đó anh Tuấn đã lặn lội, khăn gói lên Đà Lạt, TP.HCM tham quan mô hình trồng rau thủy canh để về áp dụng lên khu đất của gia đình.
Khi đã học nghề thành thạo, năm 2017, anh Tuấn quyết định đầu tư trồng rau thủy canh bằng công nghệ Israel có tổng chi phí hơn 2 tỷ đồng. Ban đầu, anh xây dựng trang trại trồng rau thủy canh theo mô hình trên Đà Lạt là trồng hoàn toàn trong nhà kính.
Tuy nhiên, lứa rau đầu tiên khi đến ngày thu hoạch hiệu quả mang lại không cao, cây rau sinh trưởng và phát triển kém, năng suất thấp.
Từ thất bại này, anh Tuấn đã chịu khó tìm hiểu, rà soát lại các quy trình, từ đó nhận thấy việc sử dụng nhà kính để trồng là không phù hợp.
Bởi khí hậu Đà Lạt là ôn đới, còn ở Biên Hòa là nhiệt đới. Rút kinɦ nghiệm, anh thay thế toàn bộ hệ thống nhà kính bằng nhà màng hiện đại với lưới che thông thoáng.
“Đây là mô hình trồng rau sạch hoàn toàn khép kín, được phủ bởi màng lưới vừa hạn chế côn trùng, nhưng lại tạo điều kiện cho ánh sáng mặt trời giúp cây rau phát triển xanh tốt. Hệ thống tưới nước cho rau được lắp đặt tự động, điều chỉnh theo nhiệt độ bên ngoài cho phù hợp để cây rau sinh trưởng và phát triển”, anh Tuấn nói.
Cũng theo anh Tuấn, do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dung dịcɦ nên lượng nước tiết kiệm rất nhiều.
Để có giống tốt, anh Tuấn chọn mua giống rau tại các đại lý chuyên bán hạt giống có uy tín và duy trì nguồn nước có độ PH nằm trong ngưỡng từ 5.5-6.5. Đặc biệt, lợi thế của trồng rau theo phương pháp thủy canh sẽ rút ngắn được thời gian thu hoạch và năng suất cao gấp 3 lần so với cách trồng truyền thống.
Nhờ vào quy trình sản xuất rau khép kín, an toàn, không sử dụng tɦuốc bảo vệ thực vật nên thị trường tiêu thụ của trang trại anh khá rộng mở và được nhiều khách hàng ưa chuộng, từ người mua lẻ cho đến các quán ăn, nhà hàng.
Đến nay rau thủy canɦ của anh Tuấn không chỉ có chỗ đứng trên thị trường Đồng Nai mà còn nhiều tỉnh thành lân cận. Thời gian tới anh Tuấn còn tăng thêm diện tích trồng rau thủy canh và kết hợp nhiều mô hình khác như mở nhà hàng phục vụ rau tại chỗ cho khách…
Theo Dân Việt