Nhiều người tin rằng, trẻ sinh vào tháng 5 và tháng 9 sẽ có chỉ số IQ cao, tương lai dễ thành công.
Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn con mình khi sinh ra luôn được khỏe mạnh và thông minh, đứa trẻ sẽ có tư chất và năng lực tư duy tốt. Vậy nên, cha mẹ luôn hồi hộp chờ đón khoảnh khắc con chào đời.
Theo nhiều nghiên cứu, tháng sinh có một số ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Đứa trẻ được sinh ra vào đầu mùa hè và mùa thu có nhiều điều kiện để phát triển trí tuệ hơn.
Cụ thể, tháng 5 và tháng 9 là thời điểm có nhiều loại hoa quả, thức ăn giàu dinh dưỡng, giúp cả mẹ và bé bổ sung đủ dưỡng chất để phát triển.
Trẻ sinh vào hai thời điểm này, trí tuệ phát triển tốt
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ sinh vào thời điểm này có chỉ số IQ cao, tương lai dễ thành công.
Trẻ sinh vào tháng 5
Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình sinh ra thông minh, học giỏi và thành công. Ngoài gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, cách giáo dục thì tháng sinh cũng ảnh hưởng đến trí tuệ của con cái.
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tháng sinh cũng ảnh hưởng đến bộ não của trẻ. Trẻ sinh vào tháng tốt thì phần trăm thông minh của con có thể cao hơn.
Theo đó, tháng 5 vạn vật sinh sôi nảy nở, mang đến cho người ta một niềm hy vọng. Vì vậy, một số người cho rằng những đứa trẻ sinh vào thời điểm này cũng sẽ hoạt bát hơn, có chỉ số IQ cao, tính cách hướng ngoại, thích khám phá và giao tiếp, sau này tương lai dễ thành công.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, thời điểm được sinh ra cũng có ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
Trẻ sinh vào tháng 9
Nếu tháng 5 thuộc tiết xuân gieo thì tháng 9 là tiết thu, vì vậy có người cho rằng trẻ sinh vào thời điểm này sẽ trưởng thành và vững vàng hơn trong tương lai.
Một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 8 năm 2017 đã cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên: Trong 1 triệu đứa trẻ được khảo sát, những đứa trẻ sinh vào tháng 9 thường có cuộc sống thành công và tích cực hơn.
Theo số liệu khảo sát, những người sinh vào tháng 9 hay gần tháng 9 có tỉ lệ thi đỗ những trường ĐH hàng đầu như Oxford hay Cambridge cao hơn 20%, cũng như thường có điểm số tổng quát cao hơn.
Điều này cũng tiếp tục sau khi những em sinh tháng 9 và tốt nghiệp đại học ra ngoài trường đời, khả năng tiếp thu tốt cùng kiến thức trong trường giúp họ dễ thành công, nổi bật hơn.
Các nhà khoa học cũng cho rằng tháng sinh của bé ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ là hợp lý nhưng không phải tuyệt đối. Trí thông minh của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tháng sinh mà còn phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng của mẹ bầu và yếu tố di truyền khi mang thai suốt 10 tháng.
Trí thông minh của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tháng sinh mà còn phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng của mẹ bầu và yếu tố di truyền khi mang thai suốt 10 tháng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia, ngoài thời điểm được sinh ra, dinh dưỡng của người mẹ trong thời gian mang thai và di truyền là 2 yếu tố chính có tác động lớn đến trí thông minh của trẻ sơ sinh.
Dinh dưỡng của người mẹ trong thời gian thai kỳ
Dinh dưỡng trong thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não của trẻ về sau. Sự phát triển trí não của bé trong bụng mẹ là một quá trình kỳ diệu, bắt đầu từ tuần thứ 3 trong thai kỳ, não bộ bé hình thành, phát triển và không ngừng hoàn thiện cho đến khi bé được sinh ra.
Do đó, việc mẹ bầu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng suốt thai kỳ đóng vai trò là nền tảng trong việc nuôi dưỡng hệ thần kinh và tăng chỉ số IQ cho bé.
Ngoài ra, tâm trạng của mẹ bầu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do trẻ rất nhạy cảm với mọi trạng thái tinh thần của mẹ. Việc mẹ bầu căng thẳng trong thời gian mang thai làm gia tăng nguy cơ bị tổn thương não bẩm sinh ở thai nhi. Thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng nếu mẹ gặp những cú sốc trong thai kỳ.
Dinh dưỡng trong thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não của trẻ về sau.
Yếu tố di truyền
Các nhà khoa học đã khẳng định, trí thông minh phụ thuộc nhiều vào bộ gen di truyền mà chúng ta nhận được từ cha mẹ. Ngoài ra, cấu tạo của não bộ cũng quyết định khả năng trí tuệ cao hay thấp, cụ thể là các rãnh trên não ở vùng trước trán, hiệu suất hoạt động của các đường rãnh này tỉ lệ thuận với năng lực làm việc của não bộ.
Tuy nhiên, mức độ quyết định của yếu tố di truyền lên trí thông minh dao động khoảng 40-60%, tùy vào từng người.
Làm thế nào để nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh của trẻ sơ sinh hiệu quả?
Trẻ được bú đủ sữa mẹ, thường xuyên giao tiếp trò chuyện với cha mẹ… sẽ giúp trẻ sơ sinh mỗi ngày học thêm được nhiều điều mới và phát triển não bộ tốt hơn.
Trẻ bú đủ sữa mẹ
Các chuyên gia dinh dưỡng Anh từng cô bố một công trình nghiên cứu quy mô lớn để khẳng định việc nuôi con bằng sữa mẹ ảnh hưởng rất lớn đến trí thông minh của trẻ và ảnh hưởng ấy không phải chỉ ở những năm đầu đời mà cả khi trẻ đã trưởng thành.
Được bú sữa mẹ giúp bé thông minh hơn bởi sữa mẹ chứa taurine, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo, nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất đến 6 tháng tuổi, nếu điều kiện cho phép có thể duy trì thói quen uống sữa càng lâu càng tốt.
Các chuyên gia dinh dưỡng Anh từng cô bố một công trình nghiên cứu quy mô lớn để khẳng định việc nuôi con bằng sữa mẹ ảnh hưởng rất lớn đến trí thông minh của trẻ.
Trò chuyện, ve vuốt con nhiều hơn
Theo nhiều nghiên cứu, việc cha mẹ thường xuyên trò chuyện, vuốt ve con có tác động đáng kể trong việc giúp trấn an trẻ. Những đứa trẻ được massage sẽ lớn nhanh hơn, hệ miễn dịch cũng tốt hơn.
Đồng thời, ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ hãy nói chuyện thật nhiều và thường xuyên đụng chạm vào bé để bé cảm nhận được tình yêu thương, kết nối bé với thế giới bên ngoài, tạo điều kiện để kích thích não bộ phát triển sớm
Tăng cường trò chơi trí tuệ
Đối với trẻ từ 0-2 tuổi, để phát triển trí não sẽ thông qua kích thích các giác quan của trẻ thông qua các trò chơi, những vật thể hình khối, âm thanh kích thích trí tò mò của trẻ. Việc này cần làm hàng ngày và phải tạo ra các kích thích phù hợp qua từng thời kỳ.
Đặt cho bé những câu hỏi về sở thích, người thân trong gia đình, đồ vật, món ăn, thế giới xung quanh…. và nếu trẻ có đặt câu hỏi lại, mẹ hãy khuyến khích trẻ tự nghĩ, tự tìm câu trả lời, giải pháp. Mẹ có thể giúp bé ăn, ngủ, chơi… nhưng trong các vấn đề cần tư duy hãy để trẻ tự tìm tòi càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, hãy cho trẻ tiếp xúc sớm với sách, ảnh đó là cách để trẻ mở rộng thế giới, giúp bé liên kết các khái niệm, nuôi dưỡng tính ham học hỏi cho bé.
Theo nhiều nghiên cứu, việc cha mẹ thường xuyên trò chuyện, vuốt ve con có tác động đáng kể trong việc giúp trấn an trẻ. Những đứa trẻ được massage sẽ lớn nhanh hơn, hệ miễn dịch cũng tốt hơn.
Môi trường sống lành mạnh
Môi trường càng trong lành, thoáng mát thì bé càng phát huy được các thế mạnh nội tại của mình. Các nhà khoa học chỉ ra rằng năng lực trí tuệ của trẻ cũng phụ thuộc rất nhiều vào những người trẻ tiếp xúc hằng ngày, cách trẻ được nuôi dạy, khuyến khích… Đó là lý do giáo dục sớm sẽ giúp trẻ thông minh hơn.