Sống hoang dã, tự tìm cái ăn, tự lót ổ đẻ, rất ưa cuộc sống tự do nơi rừng suối, vì vậy mà heo sọc dưa chậm lớn, ít mỡ và tầm vóc nhỏ bé.
Tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013, anh Đặng Ngọc Hoàn, thôn Ngòi Soọng, xã Xuân Long, huyện Yên Bình (Yên Bái) ở lại thủ đô Hà Nội làm công việc kinh doanh tự do.
Trong một lần đi du lịch, Hoàn được bạn bè đưa đến tham quan một trang trại lợn sọc dưa tại thành phố Thái Bình, anh đã có ý định đầu tư phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn sọc dưa.
Anh Đặng Ngọc Hoàn
Nhận thấy cơ hội tốt, anh Hoàn trao đổi bàn bạc với bố mình là ông Đặng Ngọc Bảo. Vì tin tưởng con trai, năm 2016, bố con anh Hoàn dồn tiền mua 5 con lợn giống sọc dưa với giá 27 triệu đồng. Thấy lợn sọc dưa ít bệnɦ, không tốn nhiều công chăm sóc, anh Hoàn tiếp tục nhân giống và mở rộng chuồng trại để chuyển đổi hoàn toàn sang nuôi lợn sọc dưa.
Anh Hoàn chia sẻ: “Để nuôi lợn sọc dưa hiệu quả, trước hết cần phải lựa con giống tốt, khỏe mạnh từ các trại lợn giống có uy tín. Khi nuôi với quy mô lớn, cần thường xuyên kiểm tra, chăm sóc đàn lợn, đặc biệt phải tiêm phòng vắc-xin định kỳ nhằm phòng ngừa các loại bệnɦ lợn hay mắc phải như: dịcɦ tả, tiêu ɦảy, tụ ɦuyết trùng,… và một số bệnɦ khác. Đồng thời, thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại hàng ngày”.
Nắm bắt được đặc tính của lợn sọc dưa, anh Hoàn thiết kế khu chuồng nuôi gần với môi trường tự nhiên, không gian rộng và thoáng mát với diện tích gần 2 ha, chia làm hai khu: khu chuồng được xây thành từng ô, cố định bằng vách ngăn cao 1,5 – 1,6 m cho lợn nái và khu đất nền có rào lưới xung quanh cho lợn thịt.
Lợn sọc dưa nuôi từ 6 – 7 tháng đạt trọng lượng 20 – 25 kg là có thể xuất bán. Mỗi năm, lợn đẻ từ 2 – 3 lứa, mỗi lứa 6 – 8 con, lợn con từ 15 – 20 ngày bắt đầu tập ăn cỏ, cây và từ 1,5 – 2 tháng tuổi đã cứng cáp, cai sữa, tách đàn.
Lợn sọc dưa dễ nuôi hơn lợn thông thường vì chúng có sức đề kháng tốt, ít bệnɦ, ăn tạp, khẩu phần thức ăn chủ yếu là rau, củ quả tươi sống, thức ăn tinh bột bổ sung hàng ngày chỉ là cám ngô, gạo và muối khoáng. Lợn sọc dưa có chất lượng thịt ngon, ít mỡ, da giòn.
Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi, tuân thủ các quy trình tiêm phòng và chăn nuôi theo hướng khép kín, hạn chế các tác nhân gây bệnɦ từ bên ngoài, đàn lợn của gia đình anh Hoàn luôn tăng trưởng, phát triển tốt. Hiện nay, anh đang có 24 con lợn nái, 4 con đực giống.
Hiện nay, người tiêu dùng đang hướng đến nguồn thực phẩm sạch, an toàn nên thị trường ổn định. Trung bình mỗi năm, anh Hoàn xuất bán 45 con lợn thịt với giá 150.000 đồng/kg lợn hơi; xuất bán từ 130 – 150 con lợn giống với giá bán từ 2,5 – 3 triệu đồng/con. Khách hàng của anh ở Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương. Trừ các khoản chi phí, mỗi năm, anh Hoàn có thu nhập trên 300 triệu đồng.
Trang trại nuôi lợn sọc dưa của anh Lưu Hồng Nam, thôn Đăk Wei, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà được xem là trang trại điểm về nuôi giống lợn này. Bắt đầu đưa lợn sọc dưa về nuôi từ năm 2019, khi xã Đăk Pxi có chủ trương phát triển vật nuôi để thoát nghèo. Ban đầu, anh chỉ nuôi một con thử nghiệm.
Anh Lưu Hồng Nam
Khi mới bắt đầu nuôi, do còn bỡ ngỡ nên anh chưa tìm ra phương pháp nuôi hiệu quả. Tuy nhiên sau này, anh nhận thấy lợn sọc dưa có đặc tính hoang dã, khả năng kháng bệnɦ tật cao, thức ăn dễ dàng như cỏ voi, hèm rượu. Bên cạnh đó, anh cũng được chính quyền địa phương hỗ trợ tài chính từ nguồn quỹ phát triển sinh kế. Nhờ vậy, anh đã mạnh dạn mở rộng quy mô đàn. Đến nay, trang trại của anh đã có trên 50 con lợn sọc dưa, được chăn nuôi trong diện tích khoảng 2.500 m2.
“Hiện nay, giá lợn sọc dưa đang ở mức khá cao, từ 120.000 đồng/kg hơi trở lên, còn nếu bán lợn giống giá cũng ở mức 150.000 đồng/kg. Lợn chủ yếu được bán cho bà con tại chỗ hoặc các xã lân cận. Năm 2020, nếu trừ hết chi phí, gia đình tôi cũng thu về được gần 100 triệu tiền bán lợn giống”, anh Nam cho biết thêm.
TH&SP