Có thể nói, chính những định hướng, lựa chọn sai lầm về con đường tương lai đã hại hai mẹ con Tạ Linh thê thảm.

Hai bà mẹ Vương Tình và Tạ Linh đều đang sống và làm việc tại một thành phố nhỏ ở Trung Quốc, thu nhập và chức vụ giống nhau. Năm nay, hai người con của họ đều tốt nghiệp đại học.

Con gái của Vương Tình đã được một công ty về công nghệ mời về làm việc với mức lương 20.000 NDT/tháng (khoảng 64 triệu đồng). Trong khi đó, con gái của Tạ Linh vẫn vật lộn xin việc và đến giờ còn đang thất nghiệp, chưa công ty nào nhận.

2 đứa trẻ có xuất phát điểm giống nhau nhưng sau khi tốt nghiệp lại có sự khác biệt lớn đến như vậy, nguyên nhân cũng đều từ cách dạy dỗ của hai bà mẹ mà ra.

Hồi trung học, cả hai cô bé đều nằm trong danh sách 10 học sinh ưu tú nhất của huyện. Đến khi thi cấp 3, cả hai có 2 sự lựa chọn. Một là sẽ học ở trường huyện gần nhà, ngôi trường tốt nhất huyện, miễn học phí cho 10 học sinh xuất sắc nhất, đồng thời cấp thêm tiền khích lệ.

Hai là học ở bốn trường top đầu của tỉnh, nơi đào tạo đến 90% học sinh có thể đỗ vào các trường đại học danh tiếng trong cả nước. Tuy nhiên, hai đứa trẻ sẽ phải học xa nhà, ở trong ký túc xá và hoàn toàn không được miễn học phí hay có tiền khích lệ.

Sau khi đau đầu suy nghĩ, cuối cùng mẹ Tạ Linh quyết định học trường huyện và nói với con gái các lý do như sau:

“Con xa nhà, ai chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho con? Nhỡ con bị bắt nạt thì ai bảo vệ con?”.

“Ở đó toàn những học sinh kiệt xuất, con học ở đó sẽ rất mệt mỏi”.

“Cuối cùng là học trường huyện thì con được học miễn phí, lại có cả tiền khích lệ. Không phải ai cũng được may mắn như vậy”.

“Học tập ở đâu chẳng quan trọng, miễn là đầu tư nhiều, sau này con chắc chắn đỗ vào trường đại học danh tiếng. Quan trọng là sau này kiếm được bao tiền thôi”.

Sau khi tốt nghiệp đại học, con gái Vương Tình nhận được công việc với mức lương 20.000 NDT.

Khác với Tạ Linh, Vương Tình có tầm nhìn xa trông rộng hơn. Cô cho con theo học trường top đầu trên tỉnh để con sống tự lập, không dựa dẫm vào bố mẹ.

Đến năm thứ 2 trung học, cô chuyển việc đến sống cùng con, hàng ngày cùng nhau đọc sách, trò chuyện.

Học xong trung học, con của Vương Tình đỗ vào đại học danh tiếng nhất Trung Quốc – Đại học Bắc Kinh. Còn con của Tạ Linh cũng đỗ một trường top đầu.

Sau khi vào đại học, Tạ Linh thúc giục con học tập chăm chỉ, tranh thủ học lên Thạc sĩ và Tiến sĩ. Bà mẹ này đã bỏ rất nhiều tiền để cho con gái học tiếng Anh ở môi trường tốt nhất.

Quãng thời gian đại học của cô bé vì thế không khác gì trung học, chỉ có học mà không tích lũy được kinh nghiệm sống thực tiễn hay kinh nghiệm làm việc nào. Bạn bè cũng chỉ có vài người.

Năm ngoái trong kỳ thi lên Thạc sĩ, vì không đủ điểm nên con của Tạ Linh bị loại. Lúc này, cô mới nghĩ đến chuyện làm hồ sơ xin việc nhưng trong đầu lại không hề có định hướng sẽ làm gì.

Con gái Vương Tình lại hoàn toàn khác.

Trong 4 năm học đại học, cô bé đã cùng nhóm bạn cùng nhau kinh doanh rồi tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện. Khi ra trường, cô bé có khá nhiều kinh nghiệm thương trường cũng như các mối QH xã hội.

Thông qua bạn bè giới thiệu, năm thứ 4, cô bé xin thực tập tại một trong 500 công ty hàng đầu thế giới. Là thực tập sinh xuất sắc, cô bé sau đó được công ty nhận vào làm chính thức với mức lương 20.000 NDT (khoảng 64 triệu đồng), cao gấp đôi lương của bố mẹ trong mấy chục năm.

Nhìn vào con của bạn, Tạ Linh lúc đó mới hối hận vì tầm nhìn hạn hẹp của mình 7 năm trước.

Đồng thời nhận ra, con của mình không hề biết tự lập, chỉ biết học, mà ngay đến việc học cũng không quá xuất sắc.

Có thể nói, chính những định hướng, lựa chọn sai lầm về con đường tương lai đã hại hai mẹ con Tạ Linh thê thảm.