Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
100 lượt xem

Hà Nội tăng diện tích tách thửa, sẽ không còn tình trạng “băm nát” quy hoạch

Từ 7/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa. Điều này được đánh giá là quy định tốt cho quy hoạch của thành phố, tuy nhiên có thể tạo áp lực lớn cho người dân có nhu cầu về nhà ở.

UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61 quy định các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố. Một trong những điểm đáng chú ý của quyết định này là điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa, hợp thửa đất.

Về tách thửa đất ở, tại các phường, thị trấn, diện tích nằm ngoài đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng, thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 50m2, chiều dài trên 4m và chiều rộng giáp đường giao thông từ 4m trở lên.

Với các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách thửa tối thiểu là 80m2, các xã vùng trung du 100m2, còn các xã miền núi tối thiểu 150m2…

Hà Nội tăng diện tích tách thửa, sẽ không còn tình trạng "băm nát" quy hoạch- Ảnh 1.

Từ 7/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, điều này được đánh giá là quy định tốt cho quy hoạch của thành phố. (Ảnh minh hoa: Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội).

Bàn về quy định này, nhiều chuyên gia đánh giá, đây là quy định hợp lý. Bởi trước thực trạng ngày càng đông người dân lựa chọn TP. Hà Nội là nơi để gắn bó phát triển công việc, đồng nghĩa nhu cầu “an cư” tại Thủ đô ngày càng lớn, thành phố cần có những quy định kịp thời làm “hàng rào” tránh những tác động không tốt trong phát triển quy hoạch đô thị.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc nâng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2 sẽ tạo cơ chế ngăn chặn tình trạng tách thửa phân lô tràn lan, phá vỡ quy hoạch đô thị tại khu vực trung tâm. Hơn nữa, với nhu cầu ngày càng cao hơn trong xây dựng, phát triển nhà ở, nhiều người dân mong muốn có thể thiết kế, xây dựng nhà ở được rộng rãi, hành lang thông thoáng phục vụ nhu cầu đời sống tốt hơn.

Ông Phạm Đức Toản – CEO EZ Property đồng tình với quy định tách thửa mới. Theo ông, quy định này sẽ hạn chế được những căn nhà có diện tích quá nhỏ làm xấu hình ảnh đô thị thậm chí còn ảnh hưởng tới khả năng phòng cháy chữa cháy.

Bên cạnh đó, quy định này giúp thị trường bất động sản xoá bỏ tình trạng các nhà đầu tư bỏ vốn mua những lô đất ở có diện tích lớn rồi tách thửa, chia nhiều lô nhỏ rộng 30-40m2 để bán sang tay thu lợi nhuận.

Bởi, khi diện tích tách thửa tối thiểu tăng lên, đồng nghĩa giá trị căn nhà cao hơn, thanh khoản sẽ giảm xuống. Đây cũng là một vấn đề tạo nên áp lực lớn hơn đối với những người dân có nhu cầu mua nhà hay có nhu cầu tách thửa phân chia đất.

Hà Nội tăng diện tích tách thửa, sẽ không còn tình trạng "băm nát" quy hoạch- Ảnh 2.

Khi diện tích tách thửa tối thiểu tăng lên, đồng nghĩa giá trị căn nhà cao hơn, người dân có nhu cầu về nhà ở ngày càng khó tiếp cận. (Ảnh minh hoạ: Dương Tâm/Báo Dân Trí)

Ở góc độ người dân có nhu cầu về nhà ở, áp lực để có thể sở hữu một căn nhà giúp “an cư” lại trở nên lớn hơn trước quy định này. Chị Hồng Anh (35 tuổi, Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Vợ chồng tôi đang dành dụm tài chính để có thể mua nhà tại Hà Nội, với khoảng giá hiện nay cho căn nhà trong ngõ trung tâm thành phố từ 3,5-5 tỷ đã là một con số rất lớn khiến vợ chồng tôi nhiều lần trăn trở. Sắp tới khi nâng diện tích tách thửa lên 50m2 thì những căn nhà sẽ có giá khoảng 7-8 tỷ đồng – với khoảng giá này thì việc mua nhà đối với vợ chồng tôi gần như là không thể với tới”.

Chị Hồng Anh cũng cho biết thêm, khoảng thời gian gần đây môi giới có gọi điện cho chị trao đổi rằng những căn nhà đang rao bán ở thời điểm hiện tại sẽ có sự tăng giá sắp tới do nguồn cung khan hiếm nên chị cần cân nhắc chốt sớm.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, đối với người dân có nhu cầu về nhà ở, việc tăng diện tích tách thửa tối thiểu sẽ làm cho người mua nhà vốn đã khó mua nay càng khó hơn vì tăng diện tích đồng nghĩa họ sẽ phải bỏ thêm số tiền lớn hơn để sở hữu mảnh đất hoặc căn nhà.

Bài viết cùng chủ đề: