Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
46 lượt xem

Giải ngân hơn 1.000 tỉ/tháng, Cao Bằng mới xong kế hoạch đầu tư công

Theo số liệu được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng công bố trong phiên họp thường kỳ tháng 9 của UBND tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 9.2024, toàn tỉnh đã giải ngân được 2.306.787/5.944.721 triệu đồng vốn đầu tư công, đạt 38,8% kế hoạch.

Như vậy, với nguồn vốn còn lại thì từ nay đến cuối năm 2024, trung bình mỗi tháng phải giải ngân hơn 1.000 tỉ đồng, tức gấp 3 lần trung bình so với từ đầu năm đến nay thì tỉnh miền núi này mới có thể hoàn thành kế hoạch.

Dự án cải tạo đường Nà Pồng - Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm) là một trong những dự án chậm giải ngân. Ảnh: Tân Văn.
Dự án cải tạo đường Nà Pồng – Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm) là một trong những dự án chậm giải ngân. Ảnh: Tân Văn

Tại phiên họp thường kỳ, nguyên nhân chính dẫn đến việc giải ngân thấp được đưa ra là do tình hình thiên tai phức tạp, đặc biệt là bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công.

Các đơn vị chủ đầu tư chưa đưa ra các biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề thiếu vật liệu xây dựng, trong khi công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, trì trệ do phụ thuộc vào sự phối hợp với các bên liên quan.

Trong số các chủ đầu tư, có tới 13/22 đơn vị là các sở, ban ngành có tỉ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của tỉnh.

Duy nhất là Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành giải ngân (100%), Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng tỉ lệ giải ngân trên 40%.

Đáng chú ý, có 5 đơn vị chưa giải ngân đồng nào, bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Cao Bằng, Sở Xây dựng, Công ty Cổ phần Thủy điện-luyện kim Cao Bằng…

Dự án đường tránh TP Cao Bằng chậm tiến độ nhiều năm qua. Ảnh: Tân Văn.
Dự án đường tránh TP Cao Bằng chậm tiến độ nhiều năm qua. Ảnh: Tân Văn

Ngoài ra, 4/10 UBND các huyện, thành phố có tỉ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình gồm: Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, TP Cao Bằng.

Để đẩy nhanh tiến độ từ nay đến cuối năm, UBND tỉnh Cao Bằng đang chỉ đạo các chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát và tháo gỡ khó khăn.

Đặc biệt, cần tăng cường nhân lực để thúc đẩy tiến độ thi công và rà soát, điều chỉnh vốn cho các dự án, đảm bảo giải ngân đúng hạn.

Dự án nâng cấp cải tạo đường từ thị trấn Xuân Hòa - thị trấn Thông Nông cũng chậm chạp tiến độ, chậm giải ngân. Ảnh: Tân Văn.
Dự án nâng cấp cải tạo đường từ thị trấn Xuân Hòa – thị trấn Thông Nông cũng chậm chạp tiến độ, chậm giải ngân. Ảnh: Tân Văn

Tỉnh cũng yêu cầu các bên liên quan đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết tình trạng thiếu vật liệu và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng để kịp thời bàn giao mặt bằng, góp phần hoàn thành các dự án vào cuối năm 2024.

Đối với các dự án còn vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, các chủ đầu tư cần chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh thực hiện các thủ tục chuyển đổi, kịp thời tạo mặt bằng thi công trong thời gian còn lại của năm 2024.

Bài viết cùng chủ đề: