Cao tốc Vành đai 4 dài hơn 112km, tổng mức đầu tư gần 56.300 tỉ đồng qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh dự kiến khởi công quý II/2025.
Vành đai 4 Vùng Thủ đô được triển khai theo 7 dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 3 là “trục xương sống” gồm tuyến cao tốc dài 113km.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 56.300 tỉ đồng, trong đó tiểu dự án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ công trình khoảng 26.700 tỉ đồng, phần dự án sử dụng nguồn vốn nhà đầu tư BOT khoảng 29.500 tỉ đồng.
Hà Nội đã tách các dự án sử dụng vốn ngân sách gồm xây dựng cầu Hồng Hà, đoạn Vành đai 3 từ trước nút giao Quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (bao gồm cầu Mễ Sở); cầu Hoài Thượng; đoạn tuyến nối 9,7km với cao tốc Nội Bài – Hạ Long.
Các hạng mục còn lại sẽ do nhà đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn tự có và vốn tín dụng theo hình thức đối tác công tư PPP.
Liên quan đến tình hình triển khai dự án thành phần 3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết đang phối hợp đóng dấu thẩm định, phát hành kèm theo hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Dự kiến quý II/2025 khởi công cao tốc Vành đai 4. Trường hợp không có nhà đầu tư đáp ứng, Ban Quản lý dự án sẽ đề xuất UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội cho phép điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án từ phương thức đối tác công tư sang đầu tư công.
Cao tốc Vành đai 4 đi qua 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội 57km, Hưng Yên 19km, Bắc Ninh 27km và tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long khoảng 9,7km.
Trong đó, đoạn đi thấp dài khoảng 32km, đoạn trên cao dài hơn 80km. Đường có 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, hệ thống đường song hành hai bên, hành lang cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và đất dự trữ cho đường sắt vành đai. Tốc độ thiết kế tuyến đường là 100km/h.
Dự án sẽ được đầu tư xây dựng 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh. Trong đó 5 nút trên địa bàn Hà Nội; 2 nút trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; 1 nút trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, dự án đầu tư xây dựng 7 nhánh lên xuống kết nối với đường song hành hai bên.
Về tiến độ đầu tư, dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô dự kiến hoàn thành vào năm 2026 và sẽ đưa vào khai thác vào năm 2027.
- Vì sao nhiều chị em có “ham muốn” nhưng không thể “lên đỉnh”?
- Ba Vì: Loài chim khổng lồ không biết bay, bán một con có ngay 10 triệu đồng, nhà nào nhà đấy giàu lên
- Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu 294 tỷ đồng xây dựng đường Tam Trinh (Hà Nội)
- Không con cái, cho cháu mảnh đất ở quê để nương nhờ tuổi già khiến tôi hối hận vô cùng
- Nếu bạn có một đứa trẻ cứng đầu, hãy tham khảo ngay 6 cách dạy con của cha mẹ Do Thái