Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
4183 lượt xem

Bà Rịa-Vũng Tàu: Anh nông dân thu tiền tỷ nhờ trồng trái đặc sản ngủ trong mùng, hái không kịp bán

Anh Tuấn cho biết, trồng mận An Phước cho mỗi năm 3 vụ trái. Năng suất 6 – 7 tấn/1.000m2/vụ.

Hơn chục năm nay, anh Lê Anh Tuấn (xã Bình Châu, Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu) trồng mận An Phước bằng cách cho “ngủ mùng”, để mỗi năm thu tiền tỷ.

Cứ tưởng trồng mận An Phước đặc sản cho “ngủ mùng” là bước đột phá của nông dân chỉ những năm gần đây, nhưng theo anh Tuấn, anh đã làm việc này hơn chục năm trước.

Đột phá trồng mận An Phước cho “ngủ mùng”

Hiện, anh Tuấn đang trồng mận An Phước với diện tích 6.000m2. Toàn bộ diện tích mận đặc sản này được anh Tuấn bao phủ bởi một lớp lưới, nhằm chống ruồi vàng đục trái.

Anh kể, thời gian đầu anh trồng mận An Phước theo phương pháp truyền thống. Cứ đến vụ mận là anh tất tả tìm thuê nhân công bao trái, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ ruồi vàng tấn công trái. Tất cả các công việc này ngốn của anh khoảng 100 triệu đồng/vụ.

“Tới vụ mận tôi rất căng thẳng. Không thuê nhân công bao trái thì xem như vụ đó làm cho ruồi vàng ăn. Mà thuê nhân công bao trái thì làm cho nhân công ăn”, anh Tuấn bộc bạch.

Đang nghĩ mãi vẫn chưa tìm ra cách bảo vệ vườn mận khỏi ruồi vàng, anh Tuấn tình cờ thấy bà con nông dân trồng rau trong nhà lưới để phòng chống sâu hại, nên nghĩ sẽ làm theo cách này.

Về nhà, anh thử nghiệm cho tỉa bằng ngọn các gốc mận rồi mua lưới phủ kín. Vụ mận năm ấy, mấy gốc mận được phủ lưới không bị ruồi vàng đục trái, là một bước đột phá lớn của anh Tuấn trong việc chống loài ruồi vàng gây hại này.

Vụ mận đầu tiên năm 2012, anh bắt đầu đầu tư nhà lưới trên cả diện tích vườn mận với kinh phí 270 triệu đồng.

Ngoài chống ruồi vàng đục trái, anh Tuấn còn tính đến trồng mận An Phước an toàn phục vụ thị trường. Bởi hướng đến sản xuất an toàn, nên từ đây anh Tuấn sử dụng chủ yếu phân chuồng ủ hoai cho vườn mận.

“Từ đó cho đến giờ, tôi trồng mận An Phước không cần bao trái để chống ruồi vàng. Việc trồng mận An Phước trong nhà lưới còn giúp tiết kiệm chi phí nhân công, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, trái mận to, đẹp và chất lượng, an toàn hơn”, anh Tuấn thổ lộ.

Theo anh Tuấn, sau khi đầu tư nhà lưới cho vườn mận mất 270 triệu đồng, chỉ 2 năm bán mận anh đã lấy lại vốn đầu tư.

Trồng mận An Phước đặc sản lời nửa tỷ đồng mỗi năm

Anh Tuấn cho biết, trồng mận An Phước cho mỗi năm 3 vụ trái. Năng suất 6 – 7 tấn/1.000m2/vụ.

Giá mận anh bán ra luôn cao gấp đôi so với mận thường với 25.000 – 30.000 đồng/kg. Mặc dù giá mận An Phước bán ra khá cao, nhưng theo anh Tuấn, đến mùa thu hoạch thương lái vẫn đặt hàng tới tấp, thậm chí có lúc không đủ hàng giao.

“Bởi mận ngon và sạch nên thị trường ưa chuộng. Mỗi năm, tôi có lãi khoảng 500 triệu đồng từ vườn mận An Phước”, anh Tuấn thổ lộ.

Mận An Phước là giống mận được ghép từ mắt của giống Thongsamsri Thái Lan với gốc mận xanh đường Việt Nam. Mận An Phước trái có hình dạng cái chuông, đế to, màu vỏ đỏ sẫm không có gân xanh.

Mận An Phước có vị rất ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao không thua kém các loại trái cây khác, đặc biệt chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất.

Mận thường được sử dụng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món như mận lắc, siro mận, kem mận sữa chua,…

 

Bài viết cùng chủ đề: