Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
137 lượt xem

Bán 200 nghìn đồng/kg con đặc sản dễ chăm, đầu ra ổn định, giúp nhiều người thoát nghèo, anh nông dân bỏ túi trăm triệu

Anh Ngô Chiến Thắng (Đồng Nai) và anh Võ Văn Khoa (Tiền Giang) đã tận dụng diện tích trống của gia đình, xây dựng hệ thống bể bạt để nuôi lươn không bùn, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Thu lãi hàng chục triệu đồng từ việc bán lươn thịt thương phẩm và lươn giống

Đó là mô hình của gia đình anh Võ Văn Khoa, ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang).

Năm 2020, dùng chỗ đất trống xung quanh nhà và vật liệu sẵn có, anh Khoa bắt tay vào xây dựng 03 ô bể, lót bạt xung quanh, mỗi bể có diện tích khoảng 05m2, đầu tư hệ thống ống nước, để thay nước hàng ngày. Sau khi hoàn thiện, khử khuẩn, anh Khoa liên hệ mua lươn giống về thả nuôi.

Ban đầu do chưa nắm chắc kỹ thuật nuôi lươn không bùn, thay nước không kịp thời nên cũng xảy ra sự cố lươn chậm lớn. Sau thời gian học hỏi và tự rút ra kinh nghiệm, đến nay, anh Khoa đã có cách chăm sóc lươn nuôi khoa học, đúng quy trình nên mô hình nuôi lươn không bùn của anh đã ổn định, phát triển tốt và cho thu nhập.

Để lươn sinh trưởng, phát triển tốt, trước tiên khi làm bể nuôi phải đảm bảo yếu tố thoáng mát. Lươn khá mẫn cảm với môi trường nước trong bể, vì vậy hàng ngày phải thay nước sạch sau khi cho ăn; trên mặt nước nhất định phải rải nhiều sợi nilon làm giá thể để lươn trú ngụ, anh Khoa chia sẻ.

Bên cạnh đó, anh Khoa còn tìm hiểu, học hỏi nuôi lươn sinh sản, tự chủ về con giống và bán cho các hộ có nhu cầu. Hiện tại, anh Khoa bố trí một bể bạt với 100 con lươn bố mẹ, khi lươn bố mẹ sinh sản anh chuyển sang 3 bể để nuôi với hơn 10.000 con lươn giống.

Anh Khoa chia sẻ: “Mô hình nuôi lươn này rất hiệu quả, đầu tư bể nuôi cũng đơn giản, chi phí thức ăn đầu tư ít, không tốn nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ phải bỏ ra khoảng 15 phút cho lươn ăn và thay nước, làm sao đảm bảo nước luôn sạch và trong thì con lươn sẽ đỡ bệnɦ.

Từ ưu điểm vượt trội với mô hình nuôi lươn không bùn và nhu cầu tiêu thụ lươn lớn, anh Khoa dự định mở rộng quy mô, tăng số bể nuôi.

Anh Ngô Chiến Thắng (25 tuổi, ngụ ấp 1, xã Sông Ray, H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai) có thu nhập 100 triệu mỗi năm nhờ nuôi lươn không bùn trong bể bạt

Năm 2016 anh Thắng đã dùng phần diện tích 5.000 m2 đất của gia đình vốn khô cằn, đầy cỏ dại để xây dựng 20 bể lươn (6 m2/bể) và tiến hành nuôi thử nghiệm hơn 10.000 con lươn giống.

Trong vòng 8 tháng sau đã cho kết quả khả quan, bình quân mỗi bể thu được 200 kg lươn thương phẩm (trọng lượng loại 200 gr/con). Sau khi trừ mọi chi phí kể cả đầu tư, lứa đầu tiên anh đã thu được hơn 100 triệu đồng.

Do đó, anh tận dụng hết phần diện tích đất hiện có tiến hành đầu tư mô hình kết hợp giữa nuôi lươn và nuôi cá giống. “Bên cạnh những thuận lợi của trại lươn có nguồn nước dồi dào, có thể cho lươn ăn 100% cám viên của cá, mang lại lợi nhuận cao hơn cách truyền thống là cho ăn cá xay”, anh nói.

Anh Thắng cho biết: “Nuôi lươn không bùn thì mật độ nuôi có thể cao hơn, đồng nghĩa năng suất thu hoạch cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Bể 6 m2 chúng ta có thể thu hoạch được 200 kg lươn.

Thêm vào đó là chúng ta còn tận dụng được nguồn thức ăn công nghiệp của cá để nuôi lươn thay thức ăn tươi sống, giảm chi phí, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Cụ thể là chất lượng lươn thịt khi đưa ra thị trường được khách hàng ưa chuộng”.

Ngoài nuôi lươn thịt, anh còn nuôi cả lươn nhân giống để tự cung cấp cho trang trại của mình và bán khắp cả nước với giá hỗ trợ để giúp bà con nông dân có thể áp dụng mô hình nuôi lươn này.

“Hiện tại mình đang quản lý, hỗ trợ cho hơn 5.000 hộ nông dân nuôi lươn trên toàn quốc với mô hình này. Khi chuyển giao con giống cho bà con nông dân, mình luôn kèm theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi bao gồm cách phòng bệnɦ cũng như cách cho lươn ăn làm sao hiệu quả để bà con nuôi lươn tốt hơn.

Khi bà con gặp vấn đề chưa rõ trong quá trình nuôi thì điện thoại trực tiếp cho mình để có những chỉ dẫn tận tình”, anh Thắng cho biết.

Theo anh Thắng, hiện tại cơ sở lươn giống Sông Ray của anh đã áp dụng thành công hệ thống sản xuất lươn giống bằng công nghệ (RAS) – tuần hoàn với ưu điểm không cần thay nước và kiểm soát tốt dịch bệnɦ, chất lượng con giống tốt và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bài viết cùng chủ đề: