Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
119 lượt xem

Bầu Đức chính thức bán bò Lào liệu có tạo cơn sốt như heo ăn chuối?

Thông tin từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết, Bầu Đức chính thức bán bò Lào khi thương hiệu bò Lamon đã chính thức lên kệ Bapi HAGL. Theo giới thiệu của đại diện, thịt bò Lamon hướng tới đối tượng khách hàng là các bà nội trợ và người trẻ.

Dự kiến phủ sóng cả nước với 1.000 cửa hàng có bán bò Lào

Các sản phẩm bò Lamon sẽ có mặt tại tất cả các cửa hàng Bapi HAGL tại Tp.HCM và Hà Nội. Dự kiến đến năm 2023, bò Lamon và heo ăn chuối Bapi sẽ phủ sóng tại 1.000 cửa hàng trên cả nước.

Đáng chú ý, đơn vị nhập khẩu bò bầu Đức là Giấy Đức Phú – đại diện là ông Đỗ Xuân Diện. Ông Diện từng là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Thaco và có vai trò dẫn dắt công ty nông nghiệp thuở đầu với tên Thadi (sau khi Thaco đầu tư chiến lược vào HAGL năm 2018).

Trước khi ngồi ghế Chủ tịch Thadi, ông Diện là nguyên Trưởng Ban quản lý Khu KTM Chu Lai. Nhưng sau khi Thaco có đợt thái cấu trúc toàn diện và sau đó chính thức tách bạch với HAGL, ông cũng ít xuất hiện.

Bên cạnh việc nhập khẩu bò, Giấy Đức Phú cũng được cấp giấp phép chăn nuôi, công suất tối đa 5.000 con bò thịt.

Trong lần hợp tác trở lại với bầu Đức, không chỉ nhập thương hiệu bò để phân phối tại Bapi HAGL (hoàn thiện chuỗi thịt theo kỳ vọng của HAGL), Giấy Đức Phú được biết có những giao dịch trước đó với HAGL liên quan đến xuất khẩu.

Bò Lào được nuôi thế nào?

Trở lại với thương hiệu Bò Lamon, thịt được lấy từ giống bò bản địa truyền thống của người Mông ở Lào, nuôi ở độ cao 1.200m tại các vùng núi trải dọc phía Tây Trường Sơn – Lào.

Chế độ dinh dưỡng của bò Lamon thuần thực vật từ cỏ voi, cám gạo, bắp, sắn, thảo mộc… Sau hơn 100 ngày chăm sóc, bò Lamon đạt chuẩn sẽ được xuất chuồng với trọng lượng 330-350kg.

Trại bò thịt ở Attapeu (Lào) là 1 trong nhiều trại bò của bầu Đức xây dựng tại Lào. Với diện tích mỗi trại trung bình là 1.500 ha, có thể nuôi được khoảng 15.000 con bò.Quy mô chuồng trại ở đây khá hiện đại. Bò được nhập về từ khi cân nặng khoảng 180 – 260kg. Bò giống sau khi được nuôi tầm khoảng 6-7 tháng sẽ cho cân nặng xuất chuồng dao động trên 500kg. Trang trại bò tại Attapeu được bắt đầu xây dựng từ tháng 10/2014. Thời điểm hiện tại (tháng 5/2015) có khoảng 15.000 con, tuy nhiên, số lượng bò ở trang trại này dự kiến sẽ được nâng lên tầm 30.000 con khi quy mô chuồng trại được mở rộng.

Bò nhập về đều được gắn chip. Mỗi tháng một lần sẽ được kiểm tra sức khỏe, cân nặng khi đi qua khu vực cân tự động. Các số liệu về sức khỏe, cân nặng của từng con bò sẽ được cập nhật vào hồ sơ theo dõi trên máy tính.

Thức ăn của bò cũng được chế biến bằng máy trộn hiện đại theo công thức chuẩn và được thức ăn cũng được rải tự động trên bằng xe. Mỗi ngày một con bò tiêu thụ hết khoảng 25kg thức ăn đã chế biến. Nguồn thức ăn ở trang trại này được Hoàng Anh Gia Lai trồng ngay sát cạnh khu trang trại, giảm thiểu chi phí vận chuyển.

Khu trồng cỏ voi rộng lớn cũng được chăm sóc bằng kỹ thuật tưới nước nhỏ giọt công nghệ Israel nên cỏ phát triển rất tốt, năng suất cao. Diện tích trồng cỏ voi cho trang trại này cũng vào khoảng 1,5ha. Khoảng 2 tháng sẽ cho thu hoạch 1 lần. Cỏ voi đến kỳ thu hoạch cũng được thu hoạch bằng máy, vì vậy không tốn nhiều nhân lực mà năng suất lao động thì rất cao.

Sau khi cỏ đã băm sẽ được đưa vào máy trộn thức ăn tự động trộn cùng khoai mỳ (sắn củ), bột bắp, bã đậu nành, urê, muối, rỉ mật. Rỉ mật (chảy xuống bể trộn theo đường dây treo) là thành phần không thể thiếu trong hỗn hợp thức ăn của bò. Hỗn hợp thức ăn cho bò sau khi đã được trộn xong, được đưa ra theo dây chuyền.

Các xe chuyên dụng chở thức ăn sau khi đã trộn xong.

Bầu Đức cũng đang có kế hoạch mở rộng cụm chăn nuôi heo ăn chuối, mục tiêu ít nhất phải đạt 700.000 con heo đến năm 2023 (tương đương 2.000 con/ngày, hiện tại đã đạt gần 1.300 con xuất chuồng/ngày).

Ngoài mở rộng diện tích trồng chuối để xuất khẩu thì bầu Đức còn dự định nếu nhu cầu cho chăn nuôi tăng khi quy mô mở rộng thì sẽ trồng thêm chuối tại hai vùng Lào và Campuchia.

Tiếp đó, bầu Đức trồng thí điểm bắp, nếu thành công có thể tăng lên 3.000ha bắp, mục tiêu là tự cung nguyên vật liệu cho mảng chăn nuôi. Như vậy, nếu tự cung được chuối và bắp, HAGL có thể tự chủ được 70% đầu vào trong thức ăn chăn nuôi.

Riêng tại Lào, bầu Đức cho biết từ sau khi bàn giao công ty nông nghiệp cho Thaco vào đầu năm 2021, HAGL đã bắt đầu lại từ con số 0. Sau 1,5 năm, HAGL đã trồng được hơn 2.000ha chuối và có xưởng phân loại, đóng gói trái cây và chế biến chuối thải thành thức ăn, nuôi keo và thả gà thí điểm,…

Luỹ kế 11 tháng, HAGL đạt 4.100 tỷ doanh thu và 1.115 tỷ LNST – tương đương 99% chỉ tiêu cả năm đề ra. Theo các cổ đông, HAGL đã cơ bản hoàn thiện được cơ sở cho chuỗi nông nghiệp khép kín, vấn đề bây giờ là có tiền đầu tư sẽ đẩy mạnh đồng thời quy trình hoá khâu vận hành, đưa công nghệ vào để quản trị chặt chẽ hơn.

Sau thành công của heo ăn chuối, Bầu Đức kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo bước đột phá trên thị trường với thương hiệu thịt bò Lào Lamon. Với hệ thống phân phối được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp cùng với việc áp dụng linh hoạt hình thức phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu… những sản phẩm nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai như heo ăn chuối, gà ăn chuối đi bộ, bò Lào… sẽ đem tới những giá trị mới cho người tiêu dùng qua đó giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.

 

Bài viết cùng chủ đề: