Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
113 lượt xem

Bí quyết biến cây dân dã thành cây độc lạ chơi Tết, ra mắt là “cháy hàng” ngay

Vốn là những loại rau, củ, quả hằng ngày trong bữa ăn của người Việt nhưng nay mía tím, đu đủ lại trở thành loại cây cảnh độc đáo để trưng bày vào dịp Tết.

Đưa cây tím lắm đốt lên chậu

Từ một loài cây quen thuộc, thường dùng ăn giải khát vào các ngày hè nóng bức, ông Nguyễn Văn Thạnh ở Liên Nghĩa, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã liều thử nghiệm đưa cây mía tím lên chậu chăm thành cây cảnh chơi Tết.

Sau thời gian dài chăm sóc, dịp Tết năm nay, ông Thạnh đã có 200 chậu mía tím đưa ra thị trường phục vụ các “thượng đế” chơi Tết. Giá các chậu mía tím dao động từ 350.000 – 500.000 đồng/ chậu. Thậm chí, có chậu ông Thạnh còn bán với giá gần 1.000.000 đồng/chậu.

“Khi đưa ra bán, sản phẩm của tôi được nhiều khách hàng tin dùng và mua nhiều đến mức “cháy hàng” dịp Tết”, ông Thạnh nói.

Nói về quá trình đưa mía lên chậu phục vụ khách chơi Tết, ông Thạnh kể: Trong một lần đi chơi ở Hải Phòng cách đây hơn 10 năm, được người chú ở đây hướng dẫn nên tôi đã quyết định về trồng thử nghiệm ngay. Năm đầu tiên tôi làm ra được 1 – 2 chậu nhưng đã có khách “ăn hàng” ngay.

“Thời gian đầu tôi trồng 7 – 9 cây/ chậu nên chậu mía nhìn khá mỏng. Từ những năm sau, tôi nhân rộng mô hình trồng mía và nâng lên từ 12 – 18 cây/ chậu bắt mắt và dễ bán hơn” – ông Thạnh kể.

Ông Thạnh tiết lộ, dịp Tết năm ngoái có dịch Covid 19 nhưng khách đặt mua mía của ông Thạnh không hề giảm, thậm chí tới thời điểm hiện tại vườn mía của ông đã gần như “cháy hàng”.

Theo ông Thạnh, mía là loại cây dễ chăm, dễ trồng nhưng để tạo những gốc mía đều, mập, đẹp trên chậu lại không phải điều đơn giản.

Lý giải về cách chăm mía, ông Thạnh cho hay, khi tháng 6 mía cho ra cây nên chặt đi để mía sản sinh nhiều mầm con, chậu mía sau này sẽ dày và nhìn đẹp mắt hơn. Hơn thế nữa, từ tháng 6 đến Tết Nguyên đán là khoảng thời gian vừa đủ để mía phát triển và cao vừa đẹp để có thể bán cho khách.

Nói thêm về tiêu chí để chọn đưa mía tím lên chậu đẹp, ông Thạnh tiết lộ: Cây phải lộ thân từ 1 – 1,2m, cây thẳng, mập, đốt đều, không sâu, vỏ thân có màu tím đậm và lá xanh tươi.

Cũng theo ông Thạnh, mía tím có thể chơi Tết, thậm chí sau Tết có thể dùng ăn hoặc nuôi cây tiếp cho những năm sau. Do đó, nhiều khách hàng từ các vùng lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình cũng liên hệ mua mía của gia đình ông từ sớm. Thậm chí có một số khách còn đặt hàng để trang trí tại các hội thảo, hội nghị.

Theo quan niệm của người xưa, cây mía giống như một biểu tượng của sự giao hòa trời – đất, kết nối hai thế giới âm – dương. Vì vậy, nhiều gia đình thường mua mía về nhà để trong mấy ngày Tết.

Anh Hoàng Văn Thái (Văn Giang, Hưng Yên) cũng là người tiên phong trồng mía vào chậu để làm cây cảnh bán Tết.

Theo anh Thái, mía không khó trồng nhưng khi trồng trên chậu lại không phải điều đơn giản. Người trồng phải chọn đất và chậu phù hợp thì mía mới mập, lên đều, đẹp.

Những cây mía này đều được trồng trên chậu từ đầu tháng 2 Âm lịch. Đến Tết, chúng cao khoảng hơn 1m, vừa đủ đẹp để chưng Tết.

Sau khi chưng Tết, những cây mía này có thể ăn. Hơn nữa, khi chặt tận gốc, gia đình nào biết chăm sóc thì năm sau vẫn có thể sử dụng thành cây cảnh chơi Tết.

“Khi mình đi bán mình vẫn phải tỉa cây, và chăm sóc sao cho mía không bị sâu bọ. Người mua về chỉ viêc mua về chơi, chăm chút tưới nước” anh Hoàng Văn Thái chia sẻ.

Giá của mỗi chậu phụ thuộc vào số cây trong chậu, dao động từ 500.000 – 1 triệu đồng/chậu.

Cây mía được chọn để chơi tết phải được giữ nguyên tán lá, gốc rễ, róng phải đều và nhất là không được sâu.

Biến đu đủ thành loại cây bonsai dáng siêu độc lạ

Nằm trong số chủ vườn sở hữu nhiều cây đu đủ bon sai nhất bán vào dịp tết Nguyên đán, anh Hoàng Đình Chính, chủ vườn cây Hoàng Chính, cho biết từ tháng 4 nhà vườn đã ươm 300 chậu đu đủ Thái Lan nhưng chỉ giữ lại được 40 chậu, trong đó có 10 chậu cây đạt chất lượng xuất sắc giá bán từ 15 – 20 triệu đồng/chậu; chậu thấp nhất giá bán là 5 triệu đồng.

Cũng theo anh Chính, điểm độc đáo của dòng đu đủ bon sai này là nhà vườn không thể sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng nào trong quá trình chăm sóc. Những cây còn giữ được đến tết là phụ thuộc vào sức khỏe của cây.

Cây đu đủ này thân nước, cực kỳ nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật, có phun vào cũng không giữ được, cây càng hỏng nhanh hơn. Chính vì thế, quả đu đủ trên cây rất sạch và an toàn, khi chín có thể ăn được luôn.

Anh Chính cũng cho biết, đu đủ bon sai giá cao nhưng vẫn có nhiều người mua, nhà vườn không đủ bán thứ nhất là do cây này rất khó chăm sóc, nguồn cung cho thị trường không có nhiều. Thứ hai, cây đủ đủ là cây mang ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho mong ước một năm mới no đủ, sum vầy nên nó được nhiều khách hàng tìm mua về chơi trong những ngày đầu năm mới.

“Với những cây đu đủ cảnh này, khách mang về nhà chỉ cần tưới nước. Quả trên cây tiếp tục lớn để đạt trọng lượng chín tự nhiên, và nếu chăm sóc khéo, có thể chơi cây đến tháng 6 âm lịch”, anh Chính nói.

Với hướng đi mới lạ và sáng tạo, 5 năm nay, vườn trồng đu đủ bonsai của ông Nguyễn Văn Thêu ở xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, (Hưng Yên)luôn là địa chỉ thu hút nhiều người thích chơi cây cảnh độc lạ ghé thăm.

Như mọi năm, năm nay gia đình ông Thêu trồng 100 chậu đu đủ bonsai phục vụ dịp Tết và ông đã bán gần hết từ trước Tết Nguyên đán.

Cách đây 5 năm, khi xung quanh mọi người đều miệt mài với cây quất, cây bưởi truyền thống, ông Thêu đã bắt đầu mày mò và triển khai mô hình đu đủ bonsai với mong muốn sáng tạo ra những sản phẩm độc lạ, đem lại nguồn giá trị kinh tế cao cho gia đình.

Khi mới bắt đầu trồng, ông Thêu cũng gặp không ít khó khăn vì theo ông, đu đủ là giống cây không khó trồng nhưng để chăm sóc và cho ra chậu đu đủ bonsai đẹp mắt đòi hỏi nhiều yếu tố và kĩ năng. Ở đu đủ có 2 loại bệnh phổ biến là: rệp trắng thân cây và nấm lá.

“Giống đu đủ này phụ thuộc thời tiết nhiều, có năm thời tiết khắc nghiệt mất trắng cả vườn” – ông Thêu nói.

Mỗi chậu cây đu đủ bonsai tại vườn được ông Thêu bán dao động từ 1.200.000 – 6.000.000 đồng/chậu. Đây là mức giá ổn định qua nhiều năm, mặc dù 2 năm trở lại đây bị ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nhưng vườn đu đủ bonsai của ông Thêu vẫn bán hết hàng trước Tết.

“Đu đủ tượng trưng cho sự đủ đầy, sum vầy đoàn tụ nên nhiều người rất thích mua đu đủ bonsai về chưng dịp Tết. Do đó, thị trường đu đủ bonsai càng trở nên sôi nổi những năm gần đây, ông Thêu nói.

Theo ông Thêu, giống đu đủ ông đang trồng là giống đu đủ chịu nhiệt cao, được ông chọn lọc kĩ càng và lấy giống từ trên trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

“Mỗi cây đu đủ bonsai đạt tiêu chí xuất bán cho khách phải có những yếu tố như: Quả cách mặt chậu 20 – 30cm, quả ra ôm khít thân cây, lá xanh tươi, sai hoa và có mầm non.

Trung bình mỗi cây đu đủ có khoảng trên 20 quả đu đủ tùy loại, ngoài ra còn có những cây đu đủ có tới trăm quả/cây sẽ có mức bán lên tới gần chục triệu đồng/chậu”,ông Thêu tiết lộ.

Chủ vườn đu đủ bonsai chia sẻ thêm: Cây đu đủ ra bao nhiêu quả là tôi giữ hết, càng nhiều càng đẹp. Trung bình mỗi cây đu đủ bonsai đều có trên 20 quả. Tuy nhiên, có những năm có cây từ gốc tới ngọn ra tới gần 100 quả” – Ông Thêu hào hứng kể.

Theo ông Thêu giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình chăm đu đủ bonsai là lúc cây ra quả con. Lúc đó người trồng cần phải chăm sóc khéo léo, tưới nước phân đạm đầy đủ để quả mập mạp và ôm đều quanh thân. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn cần kìm hãm chiều cao cây đu đủ lại để cây không quá cao. Như vậy khi quả đu đủ ra sẽ có cảm giác trĩu nặng quả.

Đu đủ bonsai được ông Thêu trồng từ tháng 4 – 5 hàng năm, cho tới tháng 10 đã bắt đầu rậm rịch có khách về đặt hàng chơi Tết. Gia đình ông chăm sóc cây và vận chuyển cho khách khi cây đã đủ tiêu chí chưng Tết. Khi vận chuyển cho khách, ông Thêu sẽ vặt hết lá đu đủ đi, chỉ để phần lá mầm non ở trên ngọn, làm như vậy sẽ chưng được hết giàn quả đu đủ mập mạp, đẹp mắt.

“Người ta chơi đu đủ là chơi ở phần quả nên thường tôi sẽ vặt hết lá trước khi khách tới lấy hoặc vận chuyển cho khách, chỉ để lại những lá non thôi” – ông Thêu chia sẻ thêm.

Ông Thêu cho biết, chăm sóc đu đủ bonsai cầu kì hơn so với chăm quất. Nhưng đây là loại cây cho giá trị kinh tế cao mà vốn đầu tư lại khá đơn giản. Khi khách mua cây về chưng Tết, chỉ cần 1 – 2 ngày tưới nước/ lần cho cây sẽ có thể chơi cây lâu hơn. Hoa đu đủ ra liên tục, khi quả phía dưới chín là hoa sẽ đậu quả con nên có thể chơi bền lâu qua nhiều năm.

Bài viết cùng chủ đề: