Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
103 lượt xem

Biến cỏ dại thành ống hút, chàng trai trẻ khiến cả làng phục lăn

Đặc điểm nổi bật của cây cỏ bàng là loài thuộc thân cỏ, mình tròn, rỗng ruột, có rễ chùm, mình đo gần bằng đầu đũa, cao từ 1.3-2m, trông giống y hệt cây lác (cói) hoặc cây cỏ năn, nhưng cỏ bàng mình lớn, cứng, dài hơn.

Cây cỏ bàng là một loại cỏ năn, người miền Tây thường gọi nó đơn giản là cây bàng. Cây cỏ bàng có tên khoa học là Lepironia articulate, có nhiều nhất ở các tỉnh như Tiền Giang (Phú Mỹ, Tân Phước), Long An (Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Thủ Thừa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng…), An Giang, Kiên Giang…

Đặc điểm nổi bật của cây cỏ bàng là loài thuộc thân cỏ, mình tròn, rỗng ruột, có rễ chùm, mình đo gần bằng đầu đũa, cao từ 1.3-2m, trông giống y hệt cây lác (cói) hoặc cây cỏ năn, nhưng cỏ bàng mình lớn, cứng, dài hơn. Cây bàng trổ bông quanh năm.

Gắn liền với cây tràm, nó thích nghi tốt nhất ở vùng đất sình lầy, phèn chua của vùng Đồng Tháp Mười. Từ ngày xưa, không biết cỏ bàng có từ khi nào, chỉ biết nó mọc lên tự nhiên thành từng cánh đồng ở những vùng đất chưa được khai hoang ở miền Đồng Tháp Mười.

Cây bàng thuận mùa nhất vào mùa nước nổi. Cứ vào mùa khô. Cây thường khô rụi, chỉ còn lại cái gốc nằm sâu với bùn đất, chờ đến mùa mưa, nó bắt đầu chu kỳ sinh trưởng mới, đến khi mùa nước nổi dâng cao cũng là lúc cây bàng vừa đủ chiều cao cho người dân đến nhổ về sử dụng.

Thanh niên Huỳnh Văn No (sinh 1993), quê huyện Gò Quao, Kiên Giang, tác giả của sản phẩm ống hút sậy, ống hút cỏ bàng “Teo Straw” xuất sang nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công sau khi “bỏ phố về quê” lập nghiệp.

Với lợi thế là một hướng dẫn viên du lịch, từng đến 23 quốc gia trên thế giới, tiếp xúc với kiến thức và luật định về bảo vệ môi trường ở các nước nên No đã ấp ủ ý tưởng sản xuất ống hút từ cây cỏ bàng, sậy.

Nhớ về tuổi thơ từng bẻ sậy thay cho ống hút để uống nước dừa mỗi khi ra đồng cộng thêm kiến thức học hỏi được từ các nước trong việc giảm rác nhựa nên thanh niên trẻ Huỳnh Văn No nảy ra ý tưởng biến sậy, cỏ bàng trở thành sản phẩm ống hút.

Ban đầu, No sản xuất thủ công nên năng suất, sản lượng chưa cao. Sau đó, No mày mò nghiên cứu tự chế các loại máy móc để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm như máy rửa, máy cắt, máy sấy. Sản phẩm ống hút làm từ sậy, cỏ bàng được người tiêu dùng ưa chuộng và phản hồi rất tốt vì bằng chất liệu tự nhiên, không hóa chất, không bị tan trong nước như ống hút giấy.

No cho biết: “Khởi nghiệp từ tháng 6-2019, tôi nhận đơn hàng nhiều nhất vài ngàn ống hút. Đến cuối năm 2019, số lượng đơn hàng tăng lên vài chục ngàn sản phẩm. Hiện tại, thị trường Canada, Mỹ rất thích thú với sản phẩm này và đang thương lượng các đơn hàng lớn hơn với tôi”.

Việc ống hút sậy, cỏ bàng được xuất đi các nước như Đức, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore khiến No vô cùng tự hào vì sản phẩm mang tên Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Điều đó thôi thúc No nỗ lực hơn đưa sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đi xa hơn.

Để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi No không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã và năng suất, làm ra sản phẩm số lượng lớn, hạ giá thành sản xuất. Sau nhiều thời gian nghiên cứu, No đã thành công trong việc cải tiến các máy móc phục vụ sản xuất, bình quân một ngày có thể sản xuất từ 9.000-10.000 ống hút, tăng gấp 3-4 lần so với sản xuất theo phương pháp thủ công, cắt rửa bằng tay, giúp giảm 50% giá thành sản xuất/ống. Đây chính là lợi thế giúp No có thể cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo sản xuất đơn hàng lớn.

Anh Phan Tấn Phát quê ở xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) cũng chọn cỏ bàng để khởi nghiệp.

Anh Phát kể, Trong một chuyến đi công tác tại các tỉnh phía Bắc, thấy quán phục vụ bằng ống hút từ tre nứa, anh Phát khá tâm đắc. Tìm hiểu, anh thấy khách hàng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Anh bắt đầu nghĩ về ý tưởng khởi nghiệp. Dẫu chưa biết sẽ làm gì nhưng anh tự đặt ra bài toán làm sao có thể tận dụng được tài nguyên bản địa, phát huy lợi thế sẵn có tại quê hương vào sản phẩm khởi nghiệp.

Tìm hiểu thực tế tại Đồng Tháp lúc đó đã có ống hút được làm từ bột gạo, chủng loại và mẫu mã khá đa dạng. Anh Phát kể: “Tôi có thấy trên thị trường loại ống hút cỏ bàng nhưng là loại tươi, tương đối phổ biến ở TP.HCM nhưng ngay tại Đồng Tháp hầu như khi ấy chưa ai làm”.

Thế là anh tìm mua cỏ bàng ở Đồng Tháp nhưng số lượng không đủ. Anh qua Long An, Kiên Giang mua thêm, bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình với sản phẩm ống hút cỏ bàng khô.

“Các công đoạn làm sản phẩm đều hoàn toàn thủ công, dùng máy cắt và máy sấy khô hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm”, anh Phát khoe.

Để làm ra ống hút cỏ, vật liệu hao hụt khá nhiều. Ước tính phải 250 – 300 cây cỏ mới làm ra được khoảng 300 ống hút đạt chất lượng, giá bán từ 350 – 400 đồng/ống.

Cỏ bàng mua về phải được rửa sạch nhiều lần, cắt đoạn, phân loại, sấy khô rồi mài nhẵn hoàn thiện trước khi đóng gói thành phẩm. Ngoài sấy và cắt bằng máy, các công đoạn khác cần khoảng chục người làm thủ công.

Anh Phát nói thiệt cũng là đánh liều chứ dự toán ít nhất cần khoảng 200 triệu đồng nhưng trong tay khi đó không có khoản tích lũy nào, toàn phải vay mượn người thân.

Thăm dò thị trường, ước lượng nhu cầu khách hàng, những sản phẩm đầu tiên ra lò, anh rao bán qua mạng xã hội. Anh chọn kênh bán hàng này với suy nghĩ cần có nhiều người biết đến sản phẩm trước đã, chưa nhất thiết phải bán hàng được ngay.

“Qua các mối quan hệ trước đó với luồng khách hàng quen biết, tôi chào bán sản phẩm vào các nhà hàng, khách sạn cao cấp. Vậy là ống hút cỏ bàng có cơ hội tiếp cận với du khách nước ngoài. Có nhiều khách hàng Mỹ đã tìm đến tận cơ sở tham quan, đặt mua xách tay về nước”, anh Phát kể.

Bài viết cùng chủ đề: