Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
113 lượt xem

Bình Phước: Anh nông dân chọn lối đi riêng với giống bò ta truyền thống, con nào con nấy cơ bắp cuồn cuộn, cao ngang chủ

Anh Trần Ngọc Trong, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, Bình Phước chọn cho mình lối đi riêng với giống bò ta truyền thống thay vì nuôi bò ngoại như nhiều nông dân khác.

Ưu điểm của bò ta

Trại bò của anh Trong nằm sâu trong vườn cao su, cách vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng vài trăm mét nên nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ, lá cây khá dồi dào. Anh Trong cho biết, đây là giống bò ta truyền thống, dễ nuôi, chi phí đầu tư thức ăn ít hơn so với nuôi gà, heo. Chưa kể nuôi heo, gà cũng rủi ro cao hơn về dịch bệnɦ, thị trường.

Nguồn thức ăn chính của bò là cỏ tươi, đây là nguồn thưc ăn mà mình chỉ cần bỏ công đi cắt hoặc lùa đàn bò đi chăn thả trực tiếp chứ không tốn tiền mua. Còn rơm là nguồn thức ăn dự trữ dành cho những ngày mưa gió, không thể chăn thả.

“Tôi vẫn thích lùa bò đi chăn thả hơn vì vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng rộng mênh mông, nhiều cỏ. Đàn bò được vận động tung tăng, tốt hơn là chôn chân trong chuồng”. Anh Trong tâm sự.

Anh Trong cho biết, sau gần 10 năm nuôi nhiều loại bò, anh đã tích luỹ khá nhiều kinh nghiệm. Theo đó, mỗi loại bò có ưu điểm riêng, nhưng cuối cùng anh chọn nuôi bò ta vì thấy giống này dễ nuôi, chi phí ít. Nên nếu nuôi số lượng lớn và có điều kiện chăn thả thì nuôi bò truyền thống (bò ta) tốt hơn các loại bò lai như 3B, Sind vì loại này dễ nuôi, ít bệnɦ.

“Một con bò lai có thể mang lại giá trị kinh tế gấp đôi bò ta, nhưng đổi lại, phải áp dụng kỹ thuật cao, quy trình chăm sóc bài bản, chi phí đầu tư thức ăn nhiều hơn bởi phải cho ăn cám con bò mới có ngoại hình đẹp, nhiều thịt. Chưa kể, bò lai còn rất dễ mắc bệnɦ. Trong khi giống bò ta ngoài nhược điểm thể trọng nhỏ hơn thì ưu điểm là dễ nuôi, ít bệnɦ, quy trình chăm sóc đơn giản và chi phí đầu tư cũng vừa phải”, anh Trong so sánh.

Anh Trong khoe, trong số 18 con bò cái thì 14 con đang mang bầu. Từ nay đến tết sẽ có 9 – 10 con đẻ, rồi cũng từ nay đến tết có thêm 4 con cái mang bầu tiếp. Nghĩa là giờ này năm sau, tổng đàn bò của anh sẽ tăng lên 48 con.

Bò cái thì bán giống, nên chỉ cần 2 tháng rưỡi sau sinh là có thể xuất bán, còn bò đực bán thành phẩm nên thường nuôi 8 -10 tháng mới xuất bán, giá bình quân 1 con như vậy khoảng 20 triệu đồng. Mỗi năm anh Trong xuất trung bình từ 10 – 15 con.

Ngoài bán bò thành phẩm, bò giống, anh Trong còn có nguồn thu phụ khác là phân bò. Bình quân mỗi năm anh thu khoảng 50 triệu đồng tiền phân, tương đương giá trị ngang bằng với nuôi 2,5 con bò trong 10 tháng.

Ghi sổ để tránh giao phối cận huyết

Anh Trong được đánh giá là người “mát tay” trong việc nuôi bò đực cung cấp giống cho cả vùng khi đã nuôi con bò đực thứ 2 (mỗi con bò đực chỉ duy trì phối giống từ 3 – 4 năm). Trong khi nhiều người nuôi không thành công.

Con bò đực của anh Trong không chỉ mập, cơ bắp cuồn cuộn, mà còn cao ngang đầu ông chủ. Anh Trong cho biết, con bò giống nặng khoảng 800kg. “Tôi đặt tên nó là đực, bình thường rất dễ gần. Mỗi lần tôi bước vào chuồng, gọi tên là nó biết chuẩn bị đi đâu đó “làm việc” nên không những không né mà còn tỏ ra rất thích nữa. Mỗi lần đi “hành sự”, nó mang về cho chủ 300.000 đồng. Mình hỗ trợ bà con nuôi bò nên lấy giá rẻ, chứ các nơi khác thường mỗi lần phối giống họ lấy 450.000 – 500.000 đồng”, anh Trong chia sẻ.

Vừa vuốt ve con bò đực, anh Trong vừa nói tiếp: “Có những ngày nó “phục vụ” 3 em bò cái luôn. Bình quân mỗi năm nó phối giống khoảng hơn 100 lần, thu nhập tương đương 1,5 con bò trưởng thành xuất chuồng.”

Tuy nhiên, anh Trong tâm sự, nuôi bò đực phối giống có lời thật, nhưng không phải ai cũng có duyên nuôi thành công. Có người nuôi bò giống mà không biết nhảy, có con lại quá dữ, không ai dám đến gần. Lại có con nhảy nhiều lần mà con cái không đậu thai. Riêng anh Trong hình như có duyên với bò đực nên con bò đực giống thứ 2 này cũng giống con trước, không chỉ khoẻ mà rất hiền.

Anh Trong cho biết, một điều quan trọng khi nuôi bò đực phối giống là phải nắm danh sách “gia phả” những đàn bò cái trong vùng, để tránh trường hợp cha gặp con, dẫn đến tinh trạng cận huyết. Bởi, nếu giao phối cận huyết mà không biết, con bò con vừa không lớn nổi mà có nguy cơ bị quái tɦai, cɦết yểu. Trường hợp sống, sức đề kháng cũng kém, dễ bệnɦ, khó thích nghi với môi trường sống.

“Để tránh việc giao phối cận huyết tôi phải có cuốn sổ ghi nhật ký. Ngoài ra, hầu hết các đàn bò trong làng, xã này đều quen biết nhau nên cũng dễ phong ngừa. Riêng với con bò đực này, khoảng 1 năm nữa là phải thay, nếu không sẽ dễ dính “người nhà”, chưa kể là nuôi càng lâu, bò già quá giá trị sẽ càng giảm”, anh Trong nói.

Theo anh Trong, mô hình chăn nuôi bò ta cho thu nhập khá và ổn định, anh rất muốn mở rộng chuồng trại, tăng đàn vì môi trường thuận lợi với khu vườn cao su khá rộng, xa khu dân cư, nguôn thức ăn dồi dào, nhưng không đủ vốn, trong khi nguồn vốn chính sách ưu đãi có hạn. Vì vậy, anh rất mong các cấp chính quyền, hội nông dân quan tâm hỗ trợ các thành viên trong Tổ hợp tác tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư mở rộng thêm chuồng trại.

nongnghiep.vn

Bài viết cùng chủ đề: