Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
127 lượt xem

Bình Phước: Nuôi con đặc sản quý hiếm tưởng khó ai ngờ dễ không tưởng cả làng khấm khá

Điển hình tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng (Bình Phước), trong 2 năm qua có nhiều hội viên nghèo, hội viên dân tộc thiểu số của Hội Nông dân xã được hỗ trợ nuôi hươu sao lấy nhung và mang lại tín hiệu tích cực.

Khấm khá nhờ nuôi hươu lấy nhung

Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình chăn nuôi được triển khai trên địa bàn tỉnh vào năm 2015 từ quỹ của Hội Nông dân tỉnh. Năm 2021, mô hình này được giới thiệu đến các hộ dân ở xã Đồng Nai. Sau khi triển khai đã có 5 hộ đăng ký để được hỗ trợ con giống và kỹ thuật chăm sóc.

Là một trong những hộ đi đầu chuyển đổi từ nuôi heo sang nuôi hươu, đến nay mô hình này của gia đình anh Điểu Sang, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Nai bước đầu có hiệu quả kinh tế.

Anh Điểu Sang cho biết: Năm 2021, gia đình tôi và các hội viên được Hội Nông dân xã giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung và hỗ trợ vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh Bình Phước để mua 1 cặp hươu giống; sau đó được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đăng hỗ trợ vốn mua thêm 1 cặp nữa.

Có hươu giống, gia đình dành dụm tiền tích cóp làm chuồng nuôi. Sau hơn 1 năm chăm sóc, hươu giống sinh được 1 con, nâng số lượng đàn lên 5 con

Sau 2 năm nuôi hươu sao lấy nhung, anh Điểu Sang nhận thấy tốn ít công chăm sóc, chi phí thức ăn cho hươu cũng ít hơn so với các mô hình chăn nuôi khác. Đến nay, cặp hươu giống không chỉ sinh thêm được 1 con giúp tăng số lượng mà còn cho thu hoạch nhung để bán.

Cũng lựa chọn mô hình này, đàn hươu của gia đình ông Hoàng Văn Tưởng ở thôn 4, xã Đồng Nai có 4 con. Sau 2 năm chăm sóc, 2 con hươu đã cho thu nhung 1 đợt.

Ông Tưởng cho biết: Từ khi nuôi đến nay có 2 con hươu cho thu nhung, cắt bán được gần 15 triệu đồng. Đối với mô hình chăn nuôi này, bước đầu gia đình tôi gặp khó khăn trong việc cho hươu thích nghi với môi trường sống mới và kỹ thuật cắt nhung, nhưng nay mọi việc đã ổn định.

Hiện nay, trên địa bàn xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) có nhiều hộ đang chuyển đổi mô hình chăn nuôi truyền thống sang nuôi hươu lấy nhung và đến nay đã có 5 hộ nuôi hươu.

Nuôi hươu sao lấy nhung thu tiền tỷ

Với thực trạng chăn nuôi hiện nay ở các mô hình khác chi phí đầu tư cao, giá thức ăn, vật tư tăng trong khi rủi ro về dịch bệnɦ nhiều, thì nuôi hươu lấy nhung được xem là giải pháp an toàn. Bởi, hươu có sức đề kháng tốt, không kén thức ăn và ít bị các bệnɦ thông thường.

Bên cạnh đó, giá trị nhung hươu trên thị trường cao nên mô hình nuôi hươu lấy nhung ở xã Đồng Nai nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung bước đầu có hiệu quả tích cực, từ đó mở thêm cơ hội thoát nghèo, ổn định kinh tế cho người dân.

Tại xã Phú Văn (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) hiện có mô hình nuôi hươu lấy nhung của anh Trịnh Ngọc Đức Tài cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đánh giá của anh Tài, hươu rất dễ nuôi, lại phù hợp với thời tiết, khí hậu của vùng Đông Nam bộ và Tây nguyên.

“So với nuôi dê thì hươu ăn ít hơn nhưng ăn nhiều lần trong ngày. Chính vì vậy, chúng ta phải siêng cho ăn. Mỗi ngày nên cho hươu ăn 5 bữa, mỗi lần cách nhau khoảng 4 giờ. Thức ăn chủ yếu là lá cây, cỏ non, các loại trái cây, chuối xanh…”, anh Tài chia sẻ.

Theo anh Tài, một thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn hằng ngày của hươu là chất khoáng, nhất là muối ăn (cần 15 – 20 gr muối/ngày). “Chúng ta có thể mua muối khoáng tại cửa hàng thú y về treo tại chuồng để hươu liếm, lấy muối hột hòa với nước cho uống hoặc rắc vào cỏ cho ăn”, anh Tài chia sẻ bí quyết nuôi hươu.

Nói về phòng bệnɦ cho hươu, anh Tài lưu ý đây là loài thú nuôi thuần chủng, có nguồn gốc tự nhiên, sức khỏe tốt, đề kháng cao nên ít bị bệnɦ, nhưng người nuôi không thể chủ quan.

“Hươu thường hay mắc 3 loại bệnɦ chính: tiêu chảy, giun sán và lỡ móng. Những triệu chứng nhận biết khi hươu bị bệnɦ là bỏ ăn hoặc lười ăn, khô mũi, bụng trướng, phân lỏng. Do đó, người nuôi cần thường xuyên cho hươu ăn các loại lá cây, quả tự nhiên bao gồm: mít, chuối xanh, lá xoan, lá mật gấu, đinh lăng vì nếu hươu bị bệnɦ đường ruột nặng thì rất khó chữa”, anh Tài lưu ý.

Anh Tài còn nêu bí quyết xử lý khi hươu bị khô mũi là người nuôi cần lấy bồ kết và tóc của người (xin ở tiệm hớt tóc) cho vào một cái thau đốt lên rồi bỏ vào chuồng để hươu xông mũi từ 15 – 30 phút sẽ hết”.

Đối với người nuôi thì việc chọn giống rất quan trọng vì điều này quyết định sự thành công hay thất bại trong khai thác nhung. Anh Tài khuyên nên chọn những con hươu giống có nguồn gốc rõ ràng, từ những con bố có sức khỏe tốt thì năng suất lấy nhung mỗi năm có thể là 2, 3 lần (từ 0,8 kg/lần/con) trở lên. “Nếu hươu đã có sừng thì hai sừng phải tạo thành hình chữ V mà đỉnh càng rộng càng tốt”, anh Tài lưu ý.

Muốn có được một cặp nhung chất lượng cao, theo anh Tài, người nuôi nên bồi dưỡng cho hươu khoảng 1 – 2 tháng trước khi nhung bắt đầu nhú, thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau).

“Hằng năm, khoảng từ tháng 12 đến hết tháng 4 âm lịch là mùa cắt lộc nhung, cho nên giai đoạn này người nuôi cần cung cấp nhiều loại thức ăn, cây, cỏ, ngô nấu, gạo nếp, các lại cây và lá có mũ: sung, vả, mít… cho hươu”, anh Tài chia sẻ.

Một con hươu đực từ khi mới đẻ đến 10 tháng tuổi thì bắt đầu xuất hiện sừng non (nhung). Một con hươu có thể cho nhung tối đa trong vòng 20 năm và trung bình mỗi con cho dao động từ 6 – 8 lạng nhung/lần cắt.

Giá nhung hươu hiện tại là khoảng 20 triệu đồng/kg. “Tính ra một con hươu mỗi năm ít nhất cũng kiếm được hơn 20 triệu đồng. Nếu một hộ gia đình nuôi chừng 50 con hươu lấy nhung thì một năm thu về cả tỉ bạc là chuyện bình thường”, anh Tài nói.

 

Bài viết cùng chủ đề: