Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
131 lượt xem

Bình Phước: Phục sát đất tỷ phú người Nùng trồng bạt ngàn bưởi da xanh, xây được “biệt phủ”, sắm xe hơi

Nhắc đến bưởi da xanh, người ta thường nghĩ đến tỉnh Bến Tre nổi tiếng với giống bưởi ruột đỏ này. Thế nhưng, một ông nông dân dân tộc Nùng ở xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đã thành tỷ phú nhờ trồng loại bưởi đặc sản này trên vùng đất đỏ bazan…

Đó là ông Lầu Sí Nịp (50 tuổi, dân tộc Nùng) ngụ ấp 5, xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, người đã thành công với mô hình trồng bưởi da xanh trên vùng đất đỏ bazan với tổng diện tích 28ha.

Những ngày cuối tháng 8, về địa bàn xã Long Bình, đập vào mắt chúng tôi là nhiều vườn bưởi xanh mướt sai quả đang chuẩn bị đến ngày cho thu hoạcɦ.

Ghé thăm vườn bưởi của gia đình ông Nịp, tên thường gọi là ông Dượng “mập” ở ấp 5, xã Long Bình, ɦuyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước-một trong những vườn bưởi da xanh kiểu mẫu, có quy mô và đẹp nhất khu vực.

Thấy chúng tôi ghé thăm, ông Nịp bỏ những trái bưởi đang cầm trên tay xuống chạy ra cổng niềm nở chào và đón tiếp.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn bưởi nhà mìnɦ, ông Nịp mở đầu câu chuyện với những kỷ niệm về quá trình bén duyên với giống bưởi da xanh ruột đỏ cho năng suất cao này.

Sinh ra trong một gia đình dân tộc Nùng ở tỉnh Đồng Nai, sau khi lập gia đình, ông Nịp cùng vợ tìm về mảnh đất tỉnh Bình Phước để khai hoang, lập nghiệp với việc trồng cây hồ tiêu cùng một số cây ăn trái khác.

Tuy nhiên, cây hồ tiêu của vườn nhà ông Nịp không cho năng suất cao. Hơn nữa, chăm sóc vất vả mà giá cả bấp bênh, cả năm mới cho thu hoạch một vụ khiến ông nản.

Sau một lần được tận mắt nhìn thấy giống bưởi da xanh nổi tiếng ở vùng đất Bến Tre luôn cho nhiều trái nên ông quyết định thử sức với giống cây này.

Nhiều người bạn khi thấy ông Nịp quyết định trồng giống bưởi da xanh trên vùng đất đỏ nên đã khuyên can, bởi giống cây này chỉ phù hợp với vùng đất thổ nhượng phù sa màu mỡ ở Bến Tre, chứ rất khó phù hợp với vùng đất ở Bình Phước.

Tuy nhiên, ông Nịp đã quyết tâm trồng thử với diện tích nhỏ và vụ thu hoạch đầu tiên đã mang lại hiệu quả với nhiều tấn bưởi được cung ứng ra thị trường.

Thế nhưng, thời điểm này trái bưởi da xanɦ chưa được thị trường đón nhận rộng rãi nên sau khi thu hoạch, vợ chồng ông Nịp phải chở bưởi đi tiếp thị khắp nơi. Thậm chí đưa vào các chợ nhỏ, các khu vực đông người để tiêu thụ.

Sau nhiều năm chật vật, đến năm 2000 thì gia đình ông Nịp mới bắt đầu ổn định khi trái bưởi sau khi thu hoạch đã có nơi tiêu thụ. Lúc này ông Lầu Sí Nịp bắt đầu tăng diện tích trồng lên đến 28 hecta, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng chục nhân công tại trang trại của mìnɦ.

Ông Nịp cho biết, với giống bưởi da xanh quá trình trồng rất kỳ công, phải chăm sóc kỹ lưỡng nhưng bù lại tính rủi ro không cao. Lợi thế của giống cây này là có thể ra hoa kết trái quanh năm.

Cũng theo ông Nịp, trang trại của ông mỗi vụ thu hoạch sẽ cho năng suất 500 tấn bưởi, và thị trường tiêu thụ chính vẫn là ở tỉnh Bến Tre với mức giá bình quân 23.000 đồng/kg. Mỗi năm, gia đình ông Lầu Sí Nịp có thu nhập nhiều tỷ đồng.

Theo Dân Việt

 

Bài viết cùng chủ đề: