Từ việc phát triển mô hình trang trại tổng hợp có trồng trọt, có chăn nuôi và kinh doanh máy cày, máy múc, anh A Diêu có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm và được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022.
Đi lên từ hộ nghèo của địa phương…
Anh A Diêu (trú tại thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) chia sẻ, năm 2002, anh bắt đầu lập gia đình, cuộc sống khó khăn, 4 đứa con của anh đến tuổi ăn, tuổi học nên gia đình luôn thuộc diện hộ nghèo của xã. Không cam chịu hoàn cảnh, anh ngày đêm nghĩ cách, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để cải thiện cuộc sống, chăm lo cho con cái học hành đàng hoàng.
Vườn cà phê ca-ti-mo của anh A Diêu. Mỗi năm, gia đình anh thu về 180 triệu đồng từ loài cây này.
Đến năm 2003, anh được hỗ trợ vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Kon Plông để xây dựng chuồng trại, mua 5 con bò và 10 con dê về chăn nuôi.
Nhờ chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật, đàn bò và dê sinh trưởng, phát triển. Đến năm 2004, anh Diêu quyết định bán 3 con bò đực va 4 con dê và thu về tổng số tiền là 60 triệu đồng. Với lợi nhuận này, anh trích ra một ít để trả nợ và lãi ngân hàng, số còn lại anh đầu tư vào trồng trọt 5 ha đất được bố mẹ để lại. Cũng từ đây, anh thoát được cái nghèo.
Sau đó, anh cần mẫn sản xuất. Sau nhiều năm, người nông dân này đã trồng được 2 ha cà phê ca-ti-mo, 1 ha sâm dây, 1 ha đương quy, 1 ha tre lấy măng.
Anh Diêu nói: “Từ 2ha cà phê này, trung bình mỗi năm sản lượng đạt khoảng 24 tấn, tôi thu về 180 triệu đồng. Còn với 1ha tre lấy măng, mỗi năm cho sản lượng 35 tấn, thu về 350 triệu đồng. Đối với cây dược liệu, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng tại Kon Plông phù hợp nên việc trồng sâm dây và đương quy khá thuận lợi. Loài cây này phát triển tốt và mang lại cho gia đình nguồn thu nhập không nhỏ. Từ 1ha sâm dây, trung bình mỗi năm cho sản lượng khoảng 3 tấn, thu về khoảng 900 triệu đồng còn 1 ha đương quy cho sản lượng trung bình khoảng 14 tấn/năm, thu về 350 triệu đồng/năm”.
Nhờ vào nguồn thu các loại cây trồng, anh Diêu đã tiết kiệm được 1 khoản tiền giúp gia đình khá giả hơn.
Thành tỷ phú từ mô hình trang trại tổng hợp
Đến năm 2019, anh Diêu có sự bức phá kinh tế mạnh mẽ khi quyết định chuyển đổi sản xuất.
“Thời điểm đó, tôi bán 10 con trâu, 20 con dê thu về 400 triệu đồng. Cùng với số tiền tích lũy được, tôi đầu tư gần tỷ đồng và mua 3 chiếc máy cày, 1 chiếc máy đào để vận chuyển hàng hóa, san lấp mặt bằng, làm ruộng thuê cho gia đình và người dân trong thôn.
Hiện nay, tính riêng trồng trọt và chăn nuôi, gia đình anh Diêu có lợi nhuận khoảng 2,5 tỷ đồng mỗi năm.
Khi bắt tay vào công việc, tôi làm thật kỹ, gọn gàng để tạo uy tín với nông dân. Nhờ đó, dù có mùa nào thì tôi cũng làm không hết việc. Trung bình mỗi tháng, từ các dịch vụ trên, tôi thu về khoảng trên 100 triệu đồng”, anh Diệu bộc bạch.
Bên cạnh đó, để tăng thêm thu nhập, anh Diêu còn chăn nuôi thêm vịt với tổng đàn hiện nay khoảng 400 con. Ngoài ra, anh còn đầu tư đào 3 cái ao để nuôi cá nước ngọt với tổng diện tích trên 1.500m2. Tại ao này, anh thả khoảng 50kg cá giống các loại như cá chép, cá trắm cỏ. Theo đánh giá, cá nuôi trong các ao đang sinh trưởng tốt bởi phù hợp với khí hậu ở đây. Đặc biệt, đầu ra các sản phẩm của gia đình luôn được đảm bảo nhờ vào việc quảng bá thương hiệu. Hàng năm, mỗi khi đến thời điểm xuất bán, các thương lái đều đặt hàng từ khá sớm
Theo chia sẻ của anh Diêu, để thực hiện mô hình trang trại tổng hợp đạt hiệu quả cao, người nông dân phải biết cần cù, siêng năng trong lao động sản xuất.
“Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của gia đình mình, tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở những hộ sản xuất kinh doanh giỏi trong huyện và nhiều địa phương khác. Tôi cũng thường xuyên xem báo đài, lướt internet để học hỏi thêm về kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất. Nhờ thực hiện mô hình đúng quy trình kỹ thuật nên nhiều năm trở lại đây năm nào gia đình tôi cũng trúng mùa bội thu”, anh Diêu cho hay.
Anh Diêu cũng rất tích cực trong chuyển đổi sản xuất.
Khi được hỏi về thu nhập, anh Diêu nhẩm tính: “Mỗi năm, trung bình từ cây trồng, vật nuôi, gia đình tôi khoảng gần 4 tỷ đồng. Nếu trừ chi phí đầu tư, nhân công thì lợi nhuận hàng năm của gia đình vào khoảng 2,5 tỷ đồng”.
Nhờ làm ăn với quy mô lớn, anh Diêu đã tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. Trung bình 1 năm, ông A Diêu thuê 15 lao động với mức thu nhập 44 triệu đồng/người/năm để họ chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Bắc Ninh: Cô nông dân vùng đất quan họ trồng rau kiểu gì mà doanh thu 18 tỷ/năm?
- Nghệ An: Khởi nghiệp lỗ sấp mặt, anh chủ trang trại không can tâm, quay lại con đường chăn nuôi, thành công thu lãi nửa tỷ
- Tối chủ vừa chốt bán căn nhà sâu trong ngõ, nửa đêm đã có khách đến đặt cọc
- 3 kinh nghiệm xương máu của những người bước vào tuổi trung niên: Càng buông bỏ, càng giàu có
- Hà Tĩnh: Làm vườn đa canh, lão nông “đút túi” hơn 250 triệu đồng mỗi năm