Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
5752 lượt xem

Cách dùng cỏ bút chữ thập điều trị lao phổi, nổi mề đay, bệnh tinh hồng nhiệt

Trong Đông y có vị thuốc tên là “quỷ vũ tiễn”. Cái tên này, nghe thì kỳ lạ nhưng thực chất thì nó lại là một loại cỏ rất bình dân. Vâng, nó chính là cỏ bút chữ thập, một loại cỏ hàng năm, thuộc họ Hoa mõm sói.

Hiện nay, có một số trang mạng đã đăng sai hình ảnh cây cỏ bút chữ thập. Vì vậy, bạn cần chú ý khi thu hái thông qua những người có kinh nghiệm và các đặc điểm sau để nhận dạng:

Cây thân cỏ (không phải thân gỗ), thường cao dưới 60 cm, có lông, không phân nhánh và khi khô lại thì có màu đen.

Lá không có cuống. Những lá gần gốc dài từ 5 – 18 mm, có hình trái xoan còn những lá ở thân thì có hình mũi mác, mép lá có khi nguyên, có khi có răng cưa và bề mặt lá hơi nhám.

Hoa trắng hoặc tím.

Quả màu đen, chứa nhiều hạt nhỏ bên trong.

Ở nước ta, cây này mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc như: Hải Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa…

Công dụng làm thuốc của cây cỏ bút chữ thập

Theo quyển Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1, bộ mới) thì toàn bộ cây cỏ bút chữ thập đều được dùng điều trị bệnh.

Cụ thể, nó có vị đắng nhẹ, tính mát và có các công dụng như:

Thanh nhiệt, giải độc.

Lương huyết (mát máu).

Trừ nóng, điều trị cảm lạnh có kèm sốt.

Điều trị đột quỵ do nóng.

Điều trị lao phổi.

Điều trị động kinh.

Điều trị nổi mề đay và các dạng viêm da dị ứng nhẹ.

Điều trị bệnh sốt rét.

Điều trị bệnh tinh hồng nhiệt.

Điều trị đau bao tử.

Cách dùng: sắc lấy nước uống từ 5 – 15 g mỗi ngày. Riêng với chứng cảm lạnh có kèm sốt thì ta dùng toàn cây cỏ bút chữ thập (15 g), kết hợp với rễ cây gừa (15 g), hạt cau (9 g), khổ qua (15 g) và ngũ gia bì (15 g), nấu lấy nước uống, như thế thì sẽ mau khỏi bệnh hơn.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng. Ngoài ra, những người có sức khỏe yếu cũng không nên dùng.

Bài viết cùng chủ đề: