Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
710 lượt xem

Cần Thơ: Trồng cây xuống giống một lần thu hoạch 10 năm, cắt không đủ bán anh, nông dân này giàu to

Đứt vốn, anh đành bỏ ruộng hoang gần 2 năm và vay ngân hàng 600 triệu đồng để cải tạo đất, đầu tư hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, tiếp tục đeo bám mô hình canh tác măng tây xanh.

Đầu năm 2018, tình cờ biết măng tây xanh được mệnh danh là “rau hoàng đế”, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường rất lớn nên anh Bo bắt đầu tìm hiểu.

Măng tây là loại cây thảo có thân mọc ngầm dưới đất, tên khoa học là Asparagus officinalis, có nguồn gốc từ Âu Châu, Bắc Phi và Tây Á. Ngày nay, măng tây được trồng nhiều nơi ở những khu vực quốc gia khác nhau và được sử dụng như một loại rau với hơn 300 loài khác nhau.

Thân rễ của cây măng tây dày, xốp, sở hữu nhiều bộ rễ dài với đường kính 5 – 6cm và có màu nâu sáng. Phần thân mọc đứng trong không khí với lá hình kim, thuộc lá thật tiêu giảm. Hoa nhỏ, hình chuông và dài khoảng 6mm, màu xanh lục, thường mọc thành nhóm (4 – 6 cái) ở nách lá. Quả dày, hình cầu có màu đỏ.

Tùy vào khu vực ở châu Âu, măng tây được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 3 cho đến tháng 5. Không những thế, người ta còn phân biệt măng tây theo 3 loại: Măng tây trắng, măng tây tím và măng tây xanh.

Trong đó, măng tây trắng thường được trồng ở khu vực hạn chế ánh sáng mặt trời nên bị thiếu chất diệp lục và khó tạo ra được sắc tố xanh. Còn loại măng tây tím thường chứa nhiều chất phytochemical và anthocyanins nên mang lại màu sắc độc đáo cho rau này.

Anh Nguyễn Ri Bo (42 tuổi), ngụ xã Đông Hiệp, H.Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng măng tây xanh. Mô hình măng tây xanh cho anh thu nhập ổn định từ 3 – 5 triệu đồng mỗi ngày.

Đầu năm 2018, tình cờ biết măng tây xanh được mệnh danh là “rau hoàng đế”, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường rất lớn nên anh Bo bắt đầu tìm hiểu.

Qua một thời gian tìm tòi cách trồng và học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn, anh quyết định gom hết vốn 70 triệu đồng ra tận Ninh Thuận mua 2 kg giống về quê trồng thử nghiệm. Mạnh dạn cải tạo đất lúa trồng kém hiệu quả, anh lên liếp trồng măng tây. Khi đó, ai cũng cho rằng anh “dại”, vì tự dưng đi phá bỏ lúa để trồng loại cây ít ai biết đến.

Lần đầu trồng thử nghiệm, anh Bo gặp thất bại vì đất phù sa không phù hợp với loại cây này. Đứt vốn, anh đành bỏ ruộng hoang gần 2 năm và vay ngân hàng 600 triệu đồng để cải tạo đất, đầu tư hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, tiếp tục đeo bám mô hình canh tác măng tây xanh.

Đến năm 2020, anh xuống giống măng tây xanh và sau 8 tháng gieo trồng thì bắt đầu cho thu hoạch. Cứ sau mỗi đợt thu hoạch, anh lại tạm dừng canh tác thời gian ngắn để tiến hành bón phân, cung cấp dinh dưỡng cho cây nhằm tăng năng suất cho những vụ sau.

Điều đặc biệt là loại cây này xuống giống 1 lần nhưng có thể thu hoạch liên tục trong 10 năm. Chu kỳ thu hoạch khoảng 2 tháng, sau thời gian tái tạo, thay cây già và chăm sóc khoảng 20 ngày lại có thể tiếp tục thu hoạch. Trong giai đoạn thu hoạch thì ngày nào cũng có măng để bán.

Hiện anh Bo sở hữu trang trại trồng măng tây rộng 1,5 ha, sản phẩm đạt tiêu chuẩn của VietGap nên được khách hàng ưa chuộng. Mỗi ngày, trang trại thu hoạch gần 50 kg măng tây, giá bán từ 60.000 – 100.000 đồng/kg (tùy loại), thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/ngày. Ngoài ra, anh Bo còn sản xuất cây giống và làm trà từ măng tây bán với giá 500.000 đồng/kg.

Với trang trại của mình, anh Bo hỗ trợ, tạo việc làm cho 4 lao động nhàn rỗi tại địa phương mức lương từ 5 – 6 triệu đồng/tháng.

Bài viết cùng chủ đề: