Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
916 lượt xem

Cầu vượt Mai Dịch sẵn sàng thông xe, sớm giải quyết tình trạng tắc nghẽn

Công trình cầu vượt thép Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, sẵn sàng thông xe trong tháng 4.

Thông xe cầu vượt sông dài nhất Việt NamPhân luồng giao thông đường Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc để thi công cầu vượt chữ C
Nút giao Mai Dịch là nút giao thông thông 3 tầng, có Vành đai 3 và đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội đi qua. Đây là nút giao quan trọng ở phía Tây Thủ đô, thường xuyên ùn tắc do mật độ phương tiện ở Vành đai 3 cũng như trên đường Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy rất lớn.

Để giải bài toán này, từ tháng 2/2023, Hà Nội đầu tư hơn 340 tỷ đồng xây dựng hai dải cầu bằng thép nằm hai bên cầu vượt Vành đai 3. Sau hơn một năm xây dựng, dự án xây dựng hai đơn nguyên cầu đô thị tại nút giao Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục và sẵn sàng đưa vào hoạt động từ đầu tháng 4.

Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải – chủ đầu tư), hiện tại, các đơn vị thi công đang tập trung khảo sát, nghiệm thu, tổ chức các phương án lưu thông trong 1 – 2 tuần để chuẩn bị thông xe. Cầu vượt Mai Dịch lưu thông sẽ giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn tại nút giao này.

Cầu vượt dài khoảng 760m, có điểm đầu nằm trên đường Phạm Văn Đồng (km19+000), điểm cuối nằm trên đường Phạm Hùng (km19+700, theo lý trình đường Vành đai 3

Mỗi bên cầu vượt Mai Dịch được xây dựng một đơn nguyên cầu đô thị rộng 7,75 m gồm 1 làn xe cơ giới (3,5 m) và 1 làn xe hỗn hợp (3m), còn lại là dải an toàn và bó vỉa


Hai cầu được xây dựng là cầu vĩnh cửu, kết cấu dầm thép, bản mặt bê tông cốt thép liên hợp tĩnh không đường dưới cầu 4,75m, tĩnh không trên cầu 4,75m

Ngoài ra, hai nhánh cầu vượt thép mới xây dựng cũng cấm người đi bộ, xe đạp, xe thô sơ đi qua


Phần mặt cầu đã hoàn thiện thảm nhựa và đã được kẻ vạch sơn phân làn đường giao thông

Kỹ sư giám sát đang kiểm tra lại một số hạng mục của công trình

Phía dưới nút giao Mai Dịch cũng đã được thực hiện cải tạo, bố trí lại các cột đèn tín hiệu phục vụ công tác tổ chức lại giao thông

Một số biển báo hiệu chuẩn bị được lắp đặt

Cầu vượt nhìn về hướng đường Phạm Văn Đồng. Theo phương án tổ chức giao thông của dự án, sau khi thông xe, phần cầu vượt cũ sẽ chỉ dành cho xe đi trên Vành đai 3 trên cao, đảm bảo phương tiện chạy 80 km/h toàn tuyến (hiện nay xe đang chạy hỗn hợp và tốc độ trong khu đô thị – dưới 50 km/h)

Hai dải cầu vượt thép được kỳ vọng giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở nút giao Mai Dịch, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm với khu vực phía Tây, phía Bắc Thủ đô và vùng lân cận

Các phương tiện đi dưới gầm cầu vượt thép được khống chế chiều cao dưới 3,5m

Hệ thống đường ống bảo vệ cáp điện, cáp viễn thông dưới gầm cầu vượt thép Mai Dịch

Đơn vị thi công mới dỡ rào chắn cho phép người dân di chuyển theo hướng Xuân Thủy đi Hồ Tùng Mậu và ngược lại

Theo ghi nhận, dải phân cách ở gầm cầu Mai Dịch cũng vừa được mở rộng, lát gạch phù hợp. Các vị trí này cũng đang được sở, ngành Hà Nội lên phương án để bố trí điểm trông xe phục vụ tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đi vào hoạt động từ tháng 7

Bài viết cùng chủ đề: