Khi nuôi dạy con cái những điều này rất quan trọng, nếu bạn có được những điều này thì sẽ giúp con trưởng thành hơn.
Cha mẹ không chiều con cái quá mức
Yêu thương con nhưng đừng quá chiều chuộng. Sự chiều chuộng quá mức sẽ khiến con ỉ lại bố mẹ và không tự lập. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ kiên cường thường tự tin đứng dậy sau thất bại, tiếp tục chấp nhận rủi ro nhưng có sự tính toán và chuẩn bị tốt hơn.Điều này cần phân biệt với sự hà khắc. Cha mẹ nên đặt kỳ vọng hợp lý và để cho con phải tự làm những việc theo độ tuổi của con. Đó cũng là lời khuyên của tác giả sách bán chạy nhất và chuyên gia nuôi dạy con cái Esther Wojcicki.
Esther Wojcicki cho biết, cha mẹ có thể giúp con mình học cách chủ động và tự tạo động lực cho bản thân, bao gồm cả việc giao cho chúng trách nhiệm đối với một số hành động hằng ngày như làm việc nhà hoặc tự chọn hoạt động sau giờ học.
Esther Wojcicki viết: “Cha mẹ càng tin tưởng con mình tự làm mọi việc, chúng sẽ càng được trao quyền nhiều hơn”.
Không phạt con sau những thất bại
Khi con cái mắc sai lầm cha mẹ trừng phạt chưa chắc đã tốt, đã là cho con bài học. Theo nhà trị liệu tâm lý người Mỹ Amy Morin, việc trừng phạt con cái khi chúng mắc sai lầm có thể gửi đi một thông điệp sai, thất bại là một điều đáng xấu hổ chứ không phải thất bại tạm thời mà bản thân có thể học hỏi từ đó.
Vì thế khi con có sai lầm, hãy cùng con chỉ ra sai lầm và hướng dẫn con sửa sai, nhấn mạnh việ sửa sai là đáng được khen ngợi để trẻ có thể tự tin chinh phục thử thách vào lần sau. Cha mẹ có thể kể về những thất bại của mình và cách bản thân vượt qua như thế nào. Nếu không, cha mẹ có thể mua sách về tấm gương vượt qua thất bại cho con mình đọc.
Không bi quan
Cha mẹ mà luôn bi quan than vãn sẽ khiến con thấy sợ hãi và mệt mỏi bi quan theo. Nhà tâm lý giáo dục và chuyên gia nuôi dạy con cái Michele Borba chia sẻ với trang CNBC rằng: “Những đứa trẻ lạc quan coi những trở ngại chỉ là tạm thời”. Do đó cha mẹ tránh truyền sang con cái cảm xúc tiêu cực bi quan. Khi cha mẹ lạc quan sẽ dạy cho con sự lạc quan và từ đó chúng có cái nhìn tốt hơn về mọi vấn đề trong cuộc sống.Nếu con mình gặp chuyện gì đó đau buồn, bạn có thể nói: “Không sao đâu, có mẹ đây rồi” thay vì thở dài than vãn về sự thất bại của con.
Không khó chịu khi con đặt nhiều câu hỏi
Trẻ nhỏ hầu hết tò mò và hay hỏi, trẻ càng hỏi nhiều chứng tỏ não bộ chúng hoạt động nhiều. Do đó đừng khó chịu khi con hỏi nhiều. Nghiên cứu cho thấy trẻ em học được nhiều hơn và ghi nhớ những gì chúng học được khi chúng tích cực tò mò.
Những bậc cha mẹ tốt luôn ưu tiên cho việc con học hỏi điều mới mẻ, họ hiểu được tầm quan trọng khơi dậy trí tò mò, và trả lời thắc mắc.
Không phản ứng thái quá về chuyện của con
Cha mẹ rất dễ lo lắng cho con cái từ việc trẻ học kém, lười ăn, cãi vã với bạn ở trường… Cha mẹ càng lo lắng quá mức với những gì diễn ra trong cuộc đời con thì càng khiến con thấy mệt mỏi và bắt chước lại hành vi của cha mẹ. Việc cha mẹ lo lắng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ, có khả năng dẫn đến các tình trạng như trầm cảm, làm mất đi động lực cố gắng và nhiều vấn đề khác.
Khi chúng thấy cha mẹ quá lo lắng về chúng, chúng cảm thấy tội lỗi mặc cảm và sẽ thu mình lại.
Tóm lai, quá trình dạy dỗ con cái đòi hỏi cha mẹ phải bỏ nhiều công sức, nếu có thể tránh mắc phải một số sai lầm khi dạy con, quá trình này sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
- Động thái của Phí Ngọc Hưng sau nghi vấn ngoại tình
- 5 tháng như “cơn ác mộng” với tôi khi xây nhà trong ngõ hẹp
- Dog rescued after being trapped in cave with bear for three days
- Hà Nội 36 phố phường qua bộ ảnh “chất hơn nước cất” năm 1899
- Ngôi nhà vườn sở hữu góc sân và khoảng trời đáng mơ ước ở bán đảo Sơn Trà