Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
256 lượt xem

"Cha mẹ nghèo hèn không dạy được con", nữ giáo viên bị đuổi việc vì so sánh thu nhập phụ huynh

Việc đánh đồng thu nhập của cha mẹ với học lực của con cái đã khiến nữ giáo viên bị phản ứng dữ dội.

Rất nhiều năm trước đây, nhiều phụ huynh hoàn toàn đồng tình với việc giáo viên có thể đánh phạt hoặc mắng mỏ để khiến con cái họ cảm thấy nhục nhã mà cố gắng phấn đấu học tập. Giáo dục ngày nay đặt trọng tâm vào suy nghĩ, cảm giác của học sinh. Thế nên vụ việc một nữ giáo viên phân biệt đối xử học sinh bằng cách so sánh thu nhập của bố mẹ đã khiến nhiều người bức xúc.

Theo đoạn ghi âm được công bố, vụ việc xảy ra vào cuối tháng 2. Nữ giáo viên lúc đó đang giảng bài, trong quá trình làm đề, học sinh bên dưới xì xào với nhau, không giữ gìn trật tự lớp học. Nữ giáo viên đã tức tối mắng chửi từng em một, những người cô cho là làm ồn.

Nguyên văn đoạn ghi âm vụ nữ giáo viên phân biệt đối xử với học sinh mở đầu bằng việc cô giáo cho rằng trước đây mình dạy ở trường cũ thì toàn là học sinh ngoan ngoãn. Bởi vì có bố mẹ đều là quan chức cấp cao hay doanh nhân giàu có. Còn những học sinh ở đây thì vừa dốt vừa vô lễ.

“Ngày xưa học sinh lớp tôi đều có cha mẹ là viên chức, hoặc điều kiện ở nhà đặc biệt tốt, rất quan tâm đến việc học hành của con. Còn các em, có lẽ cha mẹ các em đều làm những nghề thấp kém và mải miết đi kiếm tiền nên không biết dạy con mình”

Chỉ vào một học sinh, cô giáo nói:

“Mẹ em kiếm được bao nhiêu tiền trong một tháng? Còn bố em thì sao? Đừng trách tôi khinh thường em. Mẹ của học trò cũ của tôi làm trong 1 năm bằng mẹ của em làm trong 50 đó. Em còn không biết thân biết phận học hành chăm chỉ, còn ngồi đó mà nói chuyện ồn ào. Mẹ em kiếm tiền 50 năm chưa chắc bằng người ta”

Quay sang em khác, cô giáo nặng nề:

“Em nghĩ rằng em và các học trò cũ của tôi giống nhau ư? Không hề. Chỉ cần em mở miệng ra thì tôi đã biết cha mẹ em là người như thế nào. Cha mẹ em không giáo dục em hả? Em có biết học trò của tôi trước đây chưa bao giờ mở miệng trong lớp không? Nó luôn cố gắng học hành để có thể kiếm được mức lương cao như bố mẹ nó. Còn em, bố mẹ em làm được bao nhiêu 1 tháng. Chắc là vô cùng tệ hại đúng không? Rồi thì em cũng nghèo hèn như bố mẹ của em thôi. Cha mẹ nghèo hèn thì con cái mới không ra gì vì không dạy được con”

Lời nhận xét của nữ giáo viên đã làm dấy lên những cuộc thảo luận về tiêu chuẩn, giá trị đạo đức của giáo viên. Một số người lên án nữ giáo viên, trong khi những người khác cho rằng nói nặng cũng chỉ là muốn tốt cho học sinh.

Có người cho rằng giáo viên nên truyền cái chân, cái đẹp, những giá trị đúng đắn cho học sinh. Còn đây cô giáo tung hô người giàu, chà đạp những người có thu nhập thấp. Ngoài ra, việc liên kết phẩm chất của một người với thu nhập là hoàn toàn sai lầm.

Có người lại bảo do học sinh làm ồn nên nữ giáo viên bực bội. Hãy quan tâm đến thực tế là phẩm chất của một đứa trẻ phản ánh giáo dục gia đình. Lời nói của cô giáo tuy khó nghe nhưng cũng hợp lý.

Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh cảm thấy bị tổn thương nặng nề khi giáo viên có những lời lẽ phản sư phạm với học sinh. Trước tình hình này, ban giám hiệu nhà trường quyết định đình chỉ công tác của nữ về hành vi phân biệt đối xử và tiết lộ rằng sự việc vẫn đang được điều tra.

Đã lên tiếng xin lỗi vì những lời mình đã nói trong đoạn ghi âm: “Tôi coi các em như con ruột của mình. Nếu như các em không chăm chỉ học tập thì sẽ không kiếm ra tiền”. Thế nhưng, lời xin lỗi này càng khiến cộng đồng mạng nổi giận hơn.

Việc cô giáo chửi mắng là sự bất lực và tức giận với học sinh sau nhiều lần dạy dỗ không chịu thay đổi. Quả thật, người thầy là con người chứ không phải thần thánh, đã là con người thì sẽ có những cung bậc cảm xúc, giận hờn, buồn phiền. Nhưng là một nhà giáo dục với sứ mệnh giáo dục con người, nếu không giữ được thái độ nghề nghiệp và để cảm xúc cá nhân lấn át thì thật đáng chê trách. Hãy nghĩ rằng giáo viên phải là tâm của đường tròn, và học sinh là tất cả các cung, người thầy phải sử dụng bán kính làm đơn vị để kết nối mỗi học trỏ một cách sâu sắc và công bằng, không thiên vị, không phân biệt đối xử học sinh.

Bài viết cùng chủ đề: