Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
162 lượt xem

Chàng thanh niên bỏ việc kỹ sư, làm giàu nhờ gom đất trồng thứ “quả lạ” tím lịm ngay tại Hà Nội, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ

Anh Vương Đắc Lộc, một người dân làng So, xã Cộng Hòa (huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã quyết định từ bỏ công việc kỹ sư xây dựng, mở một trang trại trồng giống nho hạ đen cho hiệu quả kinh tế cao.

Quyết tâm trồng nho giống mới

Anh Vương Đắc Lộc vốn là một kỹ sư xây dựng có thu nhập ổn định ở Hà Nội. Tuy nhiên, trước tác động của dịch bệnɦ Covid-19, anh Lộc đã quyết định chuyển đổi công việc để ấp ủ ý tưởng làm giàu trên chính quê hương mình.

Năm 2020, trong một lần tình cờ xem chương trình nông nghiệp trên internet, anh Lộc được biết trường Đại học Nông lâm Bắc Giang tiến hành nhận chuyển giao công nghệ trồng và chăm sóc giống nho hạ đen từ Viện Khoa học Nông nghiệp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là giống nho có những ưu điểm vượt trội hơn so với các loại nho trồng bản địa tại nước ta như sinh trưởng khỏe, nhanh cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt khoảng 16-18 tấn/ha, quả có độ ngọt trung bình từ 18 -18,5, thịt quả giòn, có mùi thơm dịu và đặc biệt là không có hạt.

Những thông tin này đã khiến chàng kỹ sư xây dựng khăn gói lên trường Đại học Nông lâm Bắc Giang để học hỏi kiến thức về mô hình trồng giống nho này. Anh Lộc chia sẻ: “Sau đó mình lên trường, nhờ sự tư vấn của trường, và đi các mô hình trồng nho của trường mình thực sự thấy hiệu quả. Một là nho là mặt hàng cao cấp, hai là trồng giống nho này là áp dụng công nghệ cao, ba là hướng đi du lịch trải nghiệm thì cái nho này rất phù hợp. Quan trọng hơn mà nông sản Việt mình mắc phải đó chính là câu chuyện được mùa mất giá. Mình nhận thấy nho có thể sử dụng chế biến sau thu hoạch rất tốt như làm rượu nho, nho sấy, vang nho, nước nho lên men… Do đó, mình nhận thấy đây là hướng đi mà mình có thể tính toán được”.

Sau khi được các chuyên gia tư vấn, anh Lộc đã nhận chuyển giao kỹ thuật từ trường ĐH Nông lâm Bắc Giang, trở về quê hương và bắt đầu hành trình khởi nghiệp ngay trên chính quê hương mình.

Thuyết phục dân làng, tích tụ ruộng đất trồng nho

Làng So, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là ngôi làng nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống. Bên cạnh đó, thanh niên của làng phần đa đi xuất khẩu lao động. Nhận thấy ruộng đất ở quê bỏ hoang nhiều, lại manh mún. Anh Lộc đã từng bước thuyết phục người dân trong làng cho thuê đất để thực hiện ý tưởng trồng nho của mình.

Anh Lộc chia sẻ: “Ban đầu để sản xuất nông nghiệp thì phải có đất. Mình trở về quê thì đất chính là một bài toán khó bởi làng mình thời điểm đó chỉ mới bắt đầu dồn điền đổi thửa. Mình phải đi đến từng nhà dân, thuyết phục người dân cho mình thuê đất. Cứ như thế hơn 1 tháng trời thuyết phục mình cũng gom đủ diện tích 5.000m2, tính ra là gần 100 hộ”. Sau 1 tháng thuyết phục người dân cho mình thuê đất, anh Lộc bắt tay vào thực hiện cải tạo đất.

Hướng đi của anh Lộc là tạo ra những vườn nho không chỉ chất lượng mà còn phải an toàn. Khó khăn lúc này đó là việc xử lý những bãi cỏ cao ngang người. Anh Lộc cho biết: “Quá trình tìm hiểu thực tế các nơi, rồi tìm hiểu trên mạng internet thì mình mới bắt đầu làm. Ban đầu, nhìn đống cỏ cao ngút ngàn nhiều người cho phương pháp dùng thuốc diệt cỏ, thuốc hóa học. Tuy nhiên, mình vốn yêu thích nông nghiệp thuận tự nhiên và mong muốn giữ cho đất đai không bị tác động bởi ảnh hưởng của chất hóa học. Và cuối cùng mình chọn cách làm thủ công đó là cắt máy và đốt cỏ, tạo ra môi trường cho cây phát triển sau này”.

Sau 2 tháng vật vã kết hợp máy móc và sức người, 5000m2 đất bắt đầu được cải tạo để trồng giống nho Hạ đen.

Ứng dụng công nghệ cao trồng nho hạ đen cho giá trị kinh tế cao

Đầu năm 2021, anh Lộc bắt đầu trồng thử nghiệm giống nho hạ đen. Tuy nhiên, năm đầu tiên do chưa có kinh nghiệm cộng với việc chăm sóc không đúng cách, thời tiết khắc nghiệt, vườn nho 5.000m2 với số vốn đầu tư lên tới 500 triệu đồng của anh Lộc đã bắt đầu bị sâu bệnɦ hại tấn công.

Anh Lộc cho biết: “Khí hậu miền Bắc không như vùng khác, như Ninh Thuận thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ổn định một năm họ mưa hơn một tháng thôi, phù hợp cho nho phát triển. Miền Bắc có nhiều mùa như mùa đông nho không sinh trưởng được, độ ẩm lớn do đó rất nhiều bệnɦ. Cây nho không phải cây trồng bản địa nên sức chống chịu khó hơn. Bệnɦ bọ trĩ, nấm cây nhiều, đợt đầu không cho ra hoa nhưng mình vẫn kiên trì”.

Nho hạ đen là giống nho mới, có khả năng thích ứng tốt với khí hậu nắng nóng và ẩm, sức kháng chịu tốt. Giống nho hạ đen thích hợp trồng vào thời điểm tháng 2, 3, 4 vì lúc này thời tiết mát mẻ, rất thuận lợi cho cây phát triển. Tuy nhiên, ở miền Bắc, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, lại phải chịu một mùa đông lạnh, do đó, nho hạ đen thường mắc một số bệnɦ như nấm, sương mai, thán thư và gỉ sắt.

Những chùm nho được lựa kỹ ủ giấm nho.

Trước những bất lợi này, anh Lộc đã nghĩ đến việc ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất nho theo hướng hữu cơ. Trên diện tích 5.000m2 đất được cải tạo, anh bắt đầu xây dựng hệ thống nhà màng cùng hệ thống tưới tiết kiệm để vườn nho đạt hiệu quả cao. Không chỉ ứng dụng công nghệ nhà màng, để tạo ra những trái nho sạch bệnɦ, an toàn, anh Lộc sử dụng loại thuốc có nguồn gốc sinh học, ủ phân từ đậu tương, hoặc ốc bươu vàng đưa vào hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tăng cường, nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cây nho.

Nhờ sự kiên trì và bền bỉ, cuối cùng, những trái nho đã bắt đầu kết tinh. Để tránh sự tấn công của ruồi vàng, anh Lộc đã sử dụng bao trái ngay từ lúc quả còn nhỏ để giữ mẫu mã đẹp mắt cho mỗi chùm nho. Nho càng chín càng ngọt và có màu tím lịm, mọc thành từng chùm đẹp mắt.

Thế nhưng, kể từ khi nho bắt đầu kết trái, nỗi lo đầu ra cho trái nho lại khiến anh Lộc nhiều ngày mất ăn, mất ngủ. Anh Lộc chia sẻ: “Nho này giá thành khá cao, để mà nói hoa quả miền Bắc có giá bán trên 100.000 đồng là hiếm, giờ Việt Nam cũng có nhiều giống nho Trung Quốc nhập về giá rất rẻ, mình không cạnh tranh được về giá, nên mình phải đảm bảo chất lượng, nhắm đến người ưu tiên chất lượng, quan tâm sức khỏe nhiều hơn. Mình phải minh bạch sản xuất, sản phẩm làm ra phải an toàn do đó tiêu chí của mình xuyên suốt là chất lượng”.

Khẳng định chất lượng của những trái nho… đó cũng là tôn chỉ trong cách làm của anh Lộc. Để minh bạch câu chuyện sản xuất, anh Lộc đã chọn cách tương tác với các khách hàng trên nền tảng mạng xã hội để người tiêu dùng có thể hiểu hơn giá trị của những nông sản sạch. Nhờ tiếp cận khách hàng qua nền tảng mạng xã hội, chỉ trong vòng 1 tuần mở vườn thăm quan, trang trại nho của anh Lộc đã được rất nhiều người tiêu dùng đón nhận. Du lịch sinh thái từ trải nghiệm ngay trên chính vườn nho cũng là cách làm được anh Lộc hướng tới: “Mọi người khá tò mò về mô hình nông trại nho của mình, rồi cảm giác hái nho ra sao, cảnh quan của vườn nho cũng rất hài hòa do đó nó có sức hút lớn. Vụ nho đầu tiên vào tháng 6/2022,  khi mở cửa vườn nho thì trong vòng một tuần mình đã bán hết rồi”.

Vụ Tết Quý Mão 2023 năm nay, anh Lộc đã điều tiết cây nho ra trái thành công. Đến nay, gần 1 tấn nho đã được khách hàng xa gần đặt hàng. Với giá thành từ 140.000 đồng – 160.000 đồng/kg bán tại vườn, anh Lộc thu về cả trăm triệu đồng mỗi vụ. Giống nho hạ đen một lần nữa đã khẳng định giá trị kinh tế mà nó đem lại và hướng đi đúng đắn khi quyết định gây dựng mô hình trồng nho an toàn của anh Vương Đắc Lộc.

Tiếng lành đồn xa, mô hình trồng nho của anh Lộc đã được nhiều người tìm đến, học hỏi. Anh Lộc cũng đã chuyển giao công nghệ cho 4 mô hình trồng cho các vùng lân cận để người dân có thể làm giàu từ giống cây trồng mới này.

Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề: