Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
130 lượt xem

Chàng trai miền Tây thu 600 triệu/năm nhờ nuôi con bò nhung nhúc, ai nhìn cũng sợ khiếp

Tình cờ qua báo, đài biết được mô hình nuôi rắn ri voi cho hiệu quả kinh tế cao, anh Khanh vay vốn đầu tư khởi nghiệp, cũng kể từ đó anh bắt đầu gắn bó với loài rắn ri voi.

Anh Nguyễn Văn Nhựt Khanh (31 tuổi, ngụ tại ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) hiện là chủ của cơ sở sản xuất giống rắn ri voi có quy mô “khủng” nhất tại Tiền Giang. Hiện số lượng rắn bố mẹ lên đến 1.500 con.

Anh Nhựt Khanh kể về cái duyên đến với nghề nuôi rắn, năm 2011, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về, loay hoay chưa biết làm nghề gì để trang trải cuộc sống, anh chọn nuôi thỏ nhưng thất bại liên tục.

Tình cờ qua báo, đài biết được mô hình nuôi rắn ri voi cho hiệu quả kinh tế cao, anh vay vốn đầu tư khởi nghiệp. Khi đó, nhiều người trạc tuổi trong xóm kéo nhau đi làm công nhân, nhưng bản thân tôi lại thích làm nông nghiệp và chăn nuôi. Thấy nuôi rắn ri voi tiềm năng, tôi mạnh dạn vay vốn đầu tư trại nuôi, chấp nhận rủi ro ban đầu.

Với số vốn gần 80 triệu đồng, anh Khanh xây dựng trại và mua hơn 100 con giống về nuôi thử nghiệm. Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, dần dần anh nắm rõ tập tính của loài rắn này và cho sinh sản, nhân đàn thành công. Quyết tâm gắn bó với nghề nuôi rắn để làm giàu trên mảnh đất quê nhà, thời gian đầu, anh Khanh chấp nhận không có thu nhập. Tất cả rắn con đều được giữ lại để tăng đàn.

Theo anh Khanh, rắn ri voi là loài hoang dã bản địa, thích nghi tốt, sức sống mạnh mẽ và dễ chăm sóc. Để rắn khỏe mạnh phải đảm bảo nguồn nước sạch. Khoảng 1 tháng thay nước 1 lần, thường xuyên vệ sinh, phun xịt khử khuẩn nhằm hạn chế nấm gây bệnɦ.

“Thức ăn cho rắn ri voi là những phế phẩm thủy sản như cá con, ếch con nên không tốn nhiều tiền. Rắn rất dễ nuôi, cơ bản là tự ăn, tự lớn chứ mình không phải can thiệp gì cả, cũng có hao hụt nhưng chỉ 2-3%”, anh Khanh cho biết.

Rắn một năm tuổi đạt trọng lượng từ 1 đến 1,5kg và bắt đầu sinh sản lứa đầu, từ 5 đến 7 con con. Từ năm thứ 2, rắn sinh trên 10 con, rắn bố mẹ càng lớn thì sinh sản càng nhiều.

Sau 2 năm nuôi rắn, anh Khanh bắt đầu bán con giống. Trên thị trường, giá rắn sơ sinh từ 70.000 – 80.000 đồng/con tùy thời điểm. Tuy nhiên, anh Khanh chọn cách giữ rắn con lại nuôi ít nhất 3 tháng trước khi bán để con giống chất lượng hơn và có giá trị cao hơn.

Chuồng nuôi rắn là những bể nước bằng xi măng rộng khoảng 5-10m2, sâu từ 0,5 đến 1,5m tùy kích thước rắn. Bên trong bể anh để ngập nước từ 10 đến 20cm, bỏ các giá thể như tàu lá dừa, bèo, mô đất, bùi nhùi để rắn trú ngụ.

Rắn con sau khi sinh không được rắn bố mẹ chăm sóc mà phải tự tìm thức ăn nên anh Khanh bắt ra nhốt vào bể riêng, cho ăn thức ăn phù hợp. Để đáp ứng không gian sống cho đàn rắn ngày càng lớn, từ vài bể nuôi ban đầu, hiện anh Khanh đã xây gần 20 bể.

Đàn rắn bố mẹ của anh Khanh có trọng lượng khoảng 2kg mỗi con. Ông chủ trại rắn cho biết, theo giá thị trường hiện tại, đàn rắn có giá trị trên 1,5 tỷ đồng.

Mỗi năm anh Khanh xuất bán ra thị trường khoảng 5.000 con rắn giống, với giá từ 50.000-60.000 đồng/con, tùy vào ngày tuổi. Còn rắn thịt bán với giá 600.000-650.000 đồng/1kg (loại mỗi con từ 1kg trở lên). Nhờ vào nuôi rắn ri voi, mỗi năm anh Khanh thu nhập khoảng 600 triệu đồng.

“Nhờ vào mô hình nuôi rắn ri voi này mà gia đình tôi có thu nhập ổn định. Rắn ri voi dễ nuôi hơn lươn, chỉ có việc cho ăn, thay nước thôi”, bà Trần Thị Ý (mẹ của anh Khanh) chia sẻ thêm.

Anh Phạm Thanh (27 tuổi, ngụ TP.Cần Thơ) cho biết: “Tôi đam mê chăn nuôi. Khi biết đến mô hình nuôi rắn ri voi quy mô “khủng” của anh Khanh, tôi đã quyết định khởi nghiệp từ vật nuôi này. Không chỉ cung cấp con giống chất lượng, anh Khanh còn nhiệt tình chia sẻ kỹ thuật. Nhờ đó, sau thời gian đầu tư rắn ri voi, tôi đã có lợi nhuận khá cao”.

 

Bài viết cùng chủ đề: