Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
133 lượt xem

Chị nông dân thu tiền tỷ nhờ nuôi giống gà tên ác nhưng đại bổ, nhặt trứng mỏi tay, bán không bao giờ ế

Hiện nay, gà ác được nhiều người dân chăn nuôi vì thịt của chúng có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại thịt gà thông thường, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Thông thường, gà trống và gà mái trên 4 tháng tuổi sẽ có khối lượng trung bình từ 650 – 750gr. Gà ác đẻ trứng sau khi được nuôi trên dưới 120 ngày và có sản lượng trứng từ 70 – 80 quả/ năm.

Trứng gà của trang trại chị Nhân được người tiêu dùng đón nhận

Nhờ nuôi gà ác đẻ trứng mà chị Phạm Thị Nhân, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) có thu nhập tiền triệu mỗi ngày. Chị Nhân kể, năm 2014, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, chị vào làm việc tại một ngân hàng ở TP.HCM với thu nhập ổn định và tiếp tục học thêm chương trình cao học một ngành kinh tế.

Năm 2018, chị lập gia đình cùng một người đồng hương ở Quế Sơn và về quê nhà chờ sinh con đầu lòng. Thời gian này, chị bị тai biến nhẹ, dù điều trị và sinh con an toàn, song di chứng của bệnɦ này khiến chị phải tiếp tục điều trị dài ngày. Chồng chị Nhân từ TP.Hồ Chí Minh phải về quê để chăm sóc vợ con.

Tình cờ năm 2019, chị biết gần nhà có mô hình nuôi heo muốn sang nhượng cơ sở, chị bàn với chồng mua lại và quyết tâm khởi nghiệp. Với hơn 1.000m2 chuồng trại mà người chủ cũ chuyển nhượng lại 300 triệu đồng, vợ chồng chị Nhân dốc hết số tiền tích lũy và vay thêm gần 1 tỷ đồng để đầu tư vào trại heo.

Lứa heo đầu tiên, chị thả nuôi 200 heo giống. Sau gần 3 tháng thả nuôi, đàn heo sắp xuất chuồng thì mắc bệnɦ phổi, rất may chị điều trị thành công. Tuy nhiên, lứa heo đầu tiên này chỉ hòa vốn.

Năm 2020, vợ chồng chị tiếp tục thuê lại một trại nuôi gà 2.000m2 để mở rộng quy mô chăn nuôi. Họ mua 3.000 con gà ác để nuôi lấy trứng.

“Giống gà ác rẻ hơn so với gà công nghiệp, dễ chăm sóc, nhanh đẻ, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng và thịt khá cao. Qua thăm dò thị trường thì trứng gà ác là loại thực phẩm được ưa chuộng nên vợ chồng tôi quyết định chọn nuôi gà ác để đầu tư” – chị Nhân cho hay.

Gà ác toàn thân đen sì

Bí quyết chăn nuôi gà của chị Nhân là luôn đặt vấn đề vệ sinh chuồng trại lên hàng đầu. Chị cho thiết kế hệ thống quạt gió hút mùi một chiều, giúp môi trường nuôi gà được thoáng mát. Bên dưới chuồng trại, chị đặt nệm lót sinh học có độ dày khoảng 20cm để khử mùi chất thải của gà không gây hôi thối, chuồng khô ráo, không ruồi muỗi, giảm thiểu bệnɦ tật cho gà. Chuồng trại chăn nuôi diện tích rộng rãi, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đồng thời đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ ở mức phù hợp với từng độ tuổi của gà.

Ngoài ra, thực phẩm bổ sung cho gà đẻ trứng cũng rất đáng lưu ý. Chị Nhân chia sẻ thêm, chị sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, bắp, bột đậu tương trộn lẫn cám công nghiệp theo tỷ lệ 3/7 làm thức ăn hàng ngày. Chị cũng nhỏ vacxin theo chu kỳ, cho gà uống kháng sinh hữu cơ mỗi tháng 2 lần bằng nước tỏi ngâm rượ), tăng cường ăn rau xanh và các loại lá cây thảo dược như cây chè khổng lồ cung cấp lượng canxi tự nhiên dồi dào.

Đến nay, vợ chồng chị Nhân đã đầu tư khoảng 2 tỷ đồng cho trang trại. Với 3.000 con gà bình quân mỗi ngày đẻ 1.200 trứng, giá bán 2.800-3.000 đồng/quả, trừ chi phí thức ăn 1,7 triệu đồng, chị thu gần 1,5 triệu đồng. “Mức thu nhập này chưa cao nên em dự định nuôi trên 10.000 con thì mới có lãi”, chị Nhân nói, tin rằng lối rẽ bất ngờ sang chăn nuôi có thể giúp chị gây dựng sự nghiệp ở quê nhà.

Chia sẻ thêm về định hướng trong thời gian tới, chị Phạm Thị Nhân cho biết cơ sở đang phát triển thêm sản phẩm mới đó là gà ác hầm. Đây là loại thực phẩm dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể người, đặc biệt là người đang có vấn đề về sức khỏe. Cùng với đó, gà ác Hảo Nhân cũng đang kết nối với nhiều đơn vị là siêu thị, trường học, cơ sở sản xuất bánh ngọt… để hình thành chuỗi cung ứng mới.

 

Bài viết cùng chủ đề: