Để tăng thêm thu nhập, thời gian qua nhiều hộ dân ở thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) và huyện Tuy Phước (Bình Định) đã chuyển sang trồng rau thâm canh theo hướng hữu cơ mang lại thu nhập khá.

Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước (Bình Định) trong những năm qua đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại thu nhập cao trên một đơn vị diện tích rất thành công; đặc biệt là chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng rau thâm canh.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, 45 tuổi xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước chia sẻ: Lúc đầu, tôi chỉ trồng 6 – 7 sào, thấy lợi nhuận khá nên thuê thêm đất trồng rau. Đến nay, tôi có 1 ha rau răm, mỗi tháng thu hoạch 1 lần, giá rau răm dao động trong mức 6.000 – 12.000 đồng/kg, bình quân cả năm tôi thu khoảng 300 triệu đồng.

Một hộ dân đang dân thu hoạch

Còn anh Lê Thanh Hùng, 48 tuổi, cũng ở thôn Quảng Nghiệp, trồng 1 ha rau diếp cá cho biết: Rau diếp cá dễ trồng, dễ chăm, cứ 45 ngày tôi thu hoạch 1 lần; mỗi năm lãi khoảng 265 triệu đồng. Cũng nhờ mô hình trồng rau ngò gai hữu cơ mà bà con nông dân nơi khóm 6, phường 7, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có thêm nguồn thu nhập khá.

Anh Điền Đên, ngụ khóm 6, phường 7, thành phố Sóc Trăng là thành viên của Tổ hội nghề nghiệp chia sẻ: “Tôi trồng ngò gai đã nhiều năm rồi, nhưng tham gia vào Tổ hội nghề nghiệp để trồng ngò gai theo hướng hữu cơ và tɦuốc bảo vệ thực vật sinh học tính ra cũng được 2 năm. Ngò gai là loại cây rất dễ trồng, ít sâu bệnɦ, thích hợp vùng đất bùn, có nước quanh năm, trồng một lần có thể thu hoạch nhiều lứa, vốn đầu tư ban đầu ít…”.

Anh Điền đang rửa rau ngò gai

Theo anh Điền, rau ngò gai trồng 3 tháng là có thể thu hoạch. Hơn nữa, trong quá trình chăm sóc và thu hoạch không mất nhiều công sức, thời gian. Đặc biệt, khi thu hoạch không phải lo tìm đầu ra, thương lái tới tận nơi để thu mua với giá trung bình 15.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 18.000 – 20.000 đồng/kg, mỗi ngày các hộ trong tổ thu hoạch khoảng 80kg, sau khi trừ chi phí có lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/tháng.

“Ngoài ra, sau khi thu hoạch lá xong, những cây con bắt đầu mọc lên, vào mùa khô đa số bà con còn tập trung chăm sóc những cây con để lấy hạt làm giống dự trữ cho những vụ tiếp theo, hoặc làm giống bán với giá trên thị trường từ 200.000 – 300.000 đồng/kg”, anh Điền cho biết thêm.

Tổ hội nghề nghiệp trồng ngò gai theo hướng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học có 15 hộ tham gia với tổng diện tích trên 1,6ha, người trồng nhiều nhất khoảng vài ba công, ít nhất vài trăm mét vuông, hiệu quả kinh tế từ cây ngò gai góp phần giảm nghèo, trong đó có nhiều hộ vươn lên khá giả.

Hiện nay, Tổ hội nghề nghiệp trồng ngò gai đang làm thủ tục để đề nghị cấp có thẩm quyền nâng lên thành Tổ hợp tác trồng ngò gai nhằm tăng thêm quy mô sản xuất.