Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
38 lượt xem

Clip cô giáo thân mật với nam sinh ở Hà Nội: “Thực sự phản cảm…”

Xoay quanh clip cô giáo thân mật với nam sinh ở Hà Nội đang khiến dư luận xôn xao, chuyên gia giáo dục khẳng định: “Trong tất cả các tình huống thì giáo viên và học sinh cần có khoảng cách nhất định”.

Trước đó, clip nữ giáo viên thân mật với nam sinh ở Hà Nội đã gây xôn xao mạng xã hội. Sự việc sau đó được xác định xảy ra tại Trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên.

Học sinh nam trong clip là T.N.M.Đ, lớp 10A4, cô giáo trong clip là M.Q.T (sinh năm 2001). Sự việc xảy ra vào giờ giải lao giữa tiết 2 sang tiết 3 (khoảng 9h sáng) ngày 27/9, tại phòng học lớp 10A4. Học sinh quay clip là K.T.M, cùng lớp 10A4.

Trước câu chuyện gây xôn xao cô giáo dạy Văn thân mật với nam sinh ở Hà Nội, trao đổi với PV, Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lê Trần Diệu Thu, giảng dạy môn Ngữ văn, hệ song bằng Trường CĐ Xây dựng Công trình đô thị, Hà Nội nêu quan điểm: “Là giáo viên Văn, tôi thấy sự việc này không chỉ là một hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà còn phản ánh sự suy thoái trong nhận thức về trách nhiệm của một nhà giáo.

Trong vai trò người giảng dạy, chúng ta không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt tri thức mà còn phải giúp học sinh hiểu về giá trị đạo đức, hình thành nhân cách và thái độ sống đúng đắn. Văn học dạy con người biết yêu thương, đồng cảm và sống có lý tưởng, nhưng trước hết, người giáo viên phải là tấm gương sáng về những giá trị đó”.

Vụ clip cô giáo thân mật với nam sinh ở Hà Nội: "Thực sự phản cảm…”- Ảnh 1.

Hình ảnh giáo viên với học sinh thân mật gây phản cảm. Ảnh: CMH

“Sự việc này làm tôi suy nghĩ sâu sắc về ranh giới đạo đức trong môi trường giáo dục. Hành động của người giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến danh dự cá nhân mà còn làm tổn hại đến niềm tin của học sinh và phụ huynh đối với toàn ngành giáo dục. Mỗi hành vi sai trái đều để lại những hậu quả không lường trước, đặc biệt là đối với tâm lý và sự phát triển của học sinh.

Là giáo viên, chúng tôi phải luôn ý thức được trách nhiệm của mình, không chỉ đối với kiến thức mà còn đối với sự hình thành nhân cách, thái độ sống và tầm nhìn của thế hệ trẻ. Từ sự việc này, tôi thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Chúng ta cần có những biện pháp giáo dục mạnh mẽ hơn để không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn củng cố tính chuyên nghiệp, đạo đức của người thầy. Hơn ai hết, giáo viên phải là tấm gương về sự mẫu mực, giúp học sinh trưởng thành cả về tri thức lẫn nhân cách”, cô Thu nhận định.

“Cần làm rõ nguyên nhân, động cơ để có hình thức xử lý phù hợp”

Liên quan đến clip cô giáo thân mật với học sinh ở Hà Nội, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Thủy lợi cho rằng: “Hành vi của nữ giáo viên trẻ và học sinh lớp 10 trong clip như vậy là đã đi quá giới hạn chuẩn mực nhà giáo, gây ra dư luận xấu trong xã hội nên cần có hình thức xử lý nghiêm khắc.

Môi trường sư phạm đòi hỏi người thầy, người cô phải thực sự mẫu mực, có cách ứng xử chuẩn mực đối với học sinh. Để một môi trường giáo dục văn minh, có hiệu quả, đạt được mục tiêu thì thầy phải ra thầy, trò phải ra trò, ứng xử của thầy (cô) trò trong môi trường học đường phải thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo.

Việc học sinh kéo ghế ngồi cạnh cô giáo một cách thân mật như vậy trên bục giảng trước sự chứng kiến của cả lớp thực sự phản cảm, phản giáo dục và gây ra sự bức xúc trong dư luận xã hội”.

Luật sư Đặng Văn Cường dẫn chứng thêm: “Bộ GDĐT đã có những quy định rất rõ ràng, chặt chẽ như quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về tác phong làm việc, lối sống của nhà giáo; Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về các hành vi nhà giáo không được làm để giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo; Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT; Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo; Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục theo Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT”.

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, cơ sở giáo dục tạm đình chỉ công tác đối với nữ giáo viên này để xác minh là có căn cứ và cần thiết.

Từ vụ việc này cho thấy, trong việc tuyển dụng giáo viên, ngoài năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm thì cũng cần siết chặt về tiêu chí, tiêu chuẩn đạo đức, cần tăng cường cơ chế quản lý, giám sát, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nhân cách để những những người giáo viên xứng đáng với cương vị là người thầy.

Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh nêu quan điểm: “Một góc quay chưa nói hết được thực tế sự việc. Bởi vì có thể trong lúc nào đó, học sinh có hành động bộc phát, cô giáo không kịp phản ứng, trong khi đó học sinh ở dưới quay lại clip ở xa.

Dù vậy, cô giáo này đã sai ở chỗ là để cho học sinh nam có sự tiếp xúc quá gần. Với một giáo viên như vậy là không nên. Trong tất cả các tình huống thì giáo viên và học sinh cần có khoảng cách nhất định.

Tôi không có dữ liệu chính xác để kết luận nhưng tôi cho rằng cô giáo không nên để học sinh nam ngồi gần và có hành động thân mật. Dù vậy, trước lời chỉ trích của dư luận, tôi đặt ra câu hỏi: “Nếu trong trường hợp học sinh nam có hành vi khiếm nhã và giáo viên có hành vi quyết đoán hơn (như đẩy học sinh ra, thậm chí tát học sinh…) thì dư luận sẽ đứng về phía nào?”.

Bài viết cùng chủ đề: