Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
458 lượt xem

Công viên nghĩa tình Hà Nội – Huế – Sài Gòn dự kiến đặt ở đâu?

Một công viên biểu trưng cho nghĩa tình bền chặt của 3 địa phương là Hà Nội – Huế – Sài Gòn dự kiến đặt tại công viên hồ Thủy Tiên, Thừa Thiên Huế.

Công viên nước hồ Thủy Tiên dự kiến được chỉnh trang, xây dựng thành công viên Hà Nội – Huế – Sài Gòn – Ảnh: NHẬT LINH

Ngày 23-7, ông Nguyễn Thanh Bình, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết dự kiến công viên Hà Nội – Huế – Sài Gòn sẽ được đầu tư, chỉnh trang tại công viên nước hồ Thủy Tiên (TP Huế).

Đây là công viên nổi tiếng xứ Huế khi được báo Mỹ nhận định là “công viên bỏ hoang rùng rợn, không dành cho người yếu tim”.

Vào ngày 8-10-1960 tại Hà Nội, đại diện 3 địa phương đã tổ chức lễ kết nghĩa giữa ba địa phương Hà Nội – Huế – Sài Gòn (nay là TP.HCM), dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việc kết nghĩa này nhằm thuận theo nguyện vọng của nhân dân 3 địa phương, Ban vận động kết nghĩa Hà Nội – Huế – Sài Gòn được thành lập do bác sĩ Trần Duy Hưng – chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội – đứng đầu.

Sau buổi ký kết, hàng loạt phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa đã được phát động nhằm hướng về miền Nam ruột thịt.

Năm 2000, tại buổi tọa đàm kỷ niệm 60 năm ngày 3 địa phương kết nghĩa keo sơn, lãnh đạo của Hà Nội, Huế và TP.HCM đã cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh giao lưu, hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Trong đó có việc sẽ xây dựng một công viên mang tên Hà Nội – Huế – Sài Gòn đặt tại Huế.

Công viên hồ Thủy Tiên rộng hơn 49ha, nằm ở đồi Thiên An (TP Huế) - Ảnh: NHẬT LINH

Công viên hồ Thủy Tiên rộng hơn 49ha, nằm ở đồi Thiên An (TP Huế) – Ảnh: NHẬT LINH

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, để chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 65 năm ngày Hà Nội – Huế – Sài Gòn kết nghĩa, dự kiến tỉnh sẽ xây dựng công viên nói trên tại công viên nước hồ Thủy Tiên.

Công viên này rộng hơn 49ha, nằm trên đồi Thiên An – nơi có rừng thông đặc dụng thơ mộng bao quanh và được ví như Đà Lạt giữa lòng phố Huế.

Hiện nay công viên này còn sót lại vài công trình do Công ty Haco Huế làm chủ xây dựng từ đầu thập niên 2000. Do dự án đầu tư không đồng bộ, theo kiểu “chắp vá” nên hoạt động kém hiệu quả, đến cuối năm 2011 thì đóng cửa để nghiên cứu lập dự án mới.

Điểm nhấn của công viên này là tòa nhà hình con rồng khổng lồ cao chừng 50m cuộn tròn chầu ngay chính giữa công viên nước. Tòa nhà này hiện là địa điểm check-in nổi tiếng xứ Huế, thu hút hàng trăm lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến đây mỗi ngày.

Trước Tết Nguyên đán 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế dự định phá dỡ mô hình con rồng khổng lồ này để bàn giao mặt bằng công viên cho UBND TP Huế quản lý.

Chú rồng khổng lồ biểu tượng ở công viên nước hồ Thủy Tiên từng bị lên kế hoạch đập bỏ, nay được giữ lại - Ảnh: NHẬT LINH

Chú rồng khổng lồ biểu tượng ở công viên nước hồ Thủy Tiên từng bị lên kế hoạch đập bỏ, nay được giữ lại – Ảnh: NHẬT LINH

Tuy nhiên quá trình tháo dỡ đã được ngưng lại, sau khi phần lớn người dân đề nghị giữ lại mô hình này như một điểm nhấn du lịch của xứ Huế.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, hiện nay tỉnh giao UBND TP Huế xây dựng phương án cụ thể xây dựng công viên Hà Nội – Huế – Sài Gòn tại hồ Thủy Tiên để báo cáo lên tỉnh trong thời gian sớm nhất.

Một số hình ảnh công viên hồ Thủy Tiên dự kiến sẽ trở thành công viên nghĩa tình Hà Nội – Huế – Sài Gòn trong tương lai:

Khu công viên nước hồ Thủy Tiên từng lên báo Mỹ với nội dung "nơi không dành cho kẻ yếu tim" - Ảnh: NHẬT LINH

Khu công viên nước hồ Thủy Tiên từng lên báo Mỹ với nội dung “nơi không dành cho kẻ yếu tim” – Ảnh: NHẬT LINH

Phần trụ cầu dẫn lối ra tòa nhà hình con rồng khổng lồ đã xuống cấp và là nơi người dân địa phương chăn thả bò - Ảnh: NHẬT LINH

Phần trụ cầu dẫn lối ra tòa nhà hình con rồng khổng lồ đã xuống cấp và là nơi người dân địa phương chăn thả bò – Ảnh: NHẬT LINH

Công viên hồ Thủy Tiên hiện là điểm đến thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước mỗi ngày, đặc biệt là các bạn trẻ - Ảnh: NHẬT LINH

Công viên hồ Thủy Tiên hiện là điểm đến thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước mỗi ngày, đặc biệt là các bạn trẻ – Ảnh: NHẬT LINH

Bên trong tòa nhà hình con rồng khổng lồ bị vẽ bậy, bôi bẩn do không có người quản lý - Ảnh: NHẬT LINH

Bên trong tòa nhà hình con rồng khổng lồ bị vẽ bậy, bôi bẩn do không có người quản lý – Ảnh: NHẬT LINH

Hệ thống công trình bên trong tòa nhà hình rồng khổng lồ đã xuống cấp, bị đập phá - Ảnh: NHẬT LINH

Hệ thống công trình bên trong tòa nhà hình rồng khổng lồ đã xuống cấp, bị đập phá – Ảnh: NHẬT LINH

Khu công viên nước bỏ hoang tại công viên hồ Thủy Tiên dự kiến sẽ chỉnh trang làm công viên Hà Nội - Huế - Sài Gòn - Ảnh: NHẬT LINH

Khu công viên nước bỏ hoang tại công viên hồ Thủy Tiên dự kiến sẽ chỉnh trang làm công viên Hà Nội – Huế – Sài Gòn – Ảnh: NHẬT LINH

Vào tháng 6 vừa qua, công viên nước hồ Thủy Tiên đã được tỉnh Thừa Thiên Huế chọn làm nơi tổ chức cuộc đua xe địa hình Chinh phục thử thách - Victory Challenge Sailun Cup 2024 - Ảnh: NHẬT LINH

Vào tháng 6 vừa qua, công viên nước hồ Thủy Tiên đã được tỉnh Thừa Thiên Huế chọn làm nơi tổ chức cuộc đua xe địa hình Chinh phục thử thách – Victory Challenge Sailun Cup 2024 – Ảnh: NHẬT LINH

Toàn cảnh công viên nước hồ Thủy Tiên dự kiến được chỉnh trang thành công viên Hà Nội - Huế - Sài Gòn - Ảnh: NHẬT LINH

Toàn cảnh công viên nước hồ Thủy Tiên dự kiến được chỉnh trang thành công viên Hà Nội – Huế – Sài Gòn – Ảnh: NHẬT LINH

Bài viết cùng chủ đề: