Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
82 lượt xem

Đạo diễn Phi Tiến Sơn: ‘Nói Đào, phở và piano là hiện tượng thì hơi quá lời’

Đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết như vậy, khi bộ phim này bất ngờ gây sốt phòng vé thời gian qua nhờ hiệu ứng của mạng xã hội

Cuộc nói chuyện Từ Hà Nội mùa đông năm 46 đến Đào, phở và piano có sự tham gia của đạo diễn Phi Tiến Sơn (màn hình), Đặng Nhật Minh. Nhạc sĩ Dương Thụ (bìa phải) dẫn chuyện – Ảnh: ĐẬU DUNG

Sáng 3-3, tại không gian Cà phê thứ 7 (Hà Nội) diễn ra chuyên đề điện ảnh Từ Hà Nội mùa đông năm 46 đến phim, với sự tham gia của hai đạo diễn Đặng Nhật Minh và Phi Tiến Sơn.

Cả hai bộ phim đều làm về cùng một giai đoạn lịch sử: Hà Nội những năm 1946, 1947.

Đào, phở và piano bất ngờ gây sốt phòng vé thời gian qua nhờ hiệu ứng của mạng xã hội. Từ đây, nhiều khán giả trẻ “lục lại” Hà Nội mùa đông năm 46 – phim của đạo diễn gạo cội Đặng Nhật Minh làm cách đây gần 30 năm trước.

Tiềm thức yêu nước đã có sẵn trong lòng công chúng

Phi Tiến Sơn là tác giả kịch bản lẫn đạo diễn của Đào, phở và piano. Ông đang ở nước ngoài nên giao lưu với khán giả qua màn hình trực tuyến.

Khi Đào, phở và piano bất ngờ hot, nhiều bạn bè và đồng nghiệp nhắn tin chúc mừng đạo diễn.

“Tôi rất bất ngờ và xúc động trước sự quan tâm của khán giả, nhất là khán giả trẻ. Nhưng nói phim Đào, phở và piano là hiện tượng thì hơi quá lời”, ông  Phi  nói.

Theo ông, tiềm thức yêu nước và quan tâm tới lịch sử dân tộc đã có sẵn trong lòng công chúng.

Nhà làm phim chỉ có việc “bật đúng công tắc đó ra”, nhóm lửa để ngọn lửa đó bùng lên.

Ông cũng cho rằng phim nhận được tình cảm yêu mến “ngoài mong đợi”.

“Làm phim về đề tài lịch sử là một con đường chông gai, nhiều thử thách.

Hy vọng, từ hiệu ứng của Đào, phở và piano, sẽ có thêm những nhà làm phim khác, không chỉ Nhà nước mà cả tư nhân, quan tâm tới đề tài này”, đạo diễn Phi Tiến Sơn bày tỏ.

“Không nên là việc kéo dài”

Đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ làm phim có hai công đoạn gồm sản xuất và phát hành.

Với riêng phim nhà nước, từ khi xóa bỏ bao cấp, Nhà nước chỉ chú trọng khâu sản xuất, còn bỏ lửng khâu phát hành. Nhà nước chỉ giữ lại một rạp quan trọng nhất là Trung tâm Chiếu phim quốc gia.

Phim Đào, phở và piano bất ngờ hot, khiến dư luận đặt câu hỏi về việc phát hành phim nhà nước - Ảnh: ĐPCC

Phim Đào, phở và piano bất ngờ hot, khiến dư luận đặt câu hỏi về việc phát hành phim nhà nước – Ảnh: ĐPCC

“Lần này, phim Đào, phở và piano thu về 10 tỉ đồng. Nhân đây, Nhà nước đã quan tâm tới sản xuất cũng nên quan tâm cả khâu phát hành, bởi hai yếu tố nên đi song hành với nhau”, đạo diễn phim Hà Nội mùa đông năm 46 phát biểu.

Bài viết cùng chủ đề: