4 tuổi là giai đoạn phát triển vượt bậc về trí tuệ và tâm lý của các bé, nên muốn con thông minh và phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh nhất thiết phải biết cách dạy con kịp thời.

Ở giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3”, bố mẹ thường khá đau đầu do trẻ bắt đầu quá trình hình thành tâm lý, cá tính, cái tôi riêng… nên rất thất thường, thậm chí là nổi loạn. Thế nhưng 4 tuổi cá tính đó đã trở nên khá ổn định rồi dần trở thành tính cách riêng của trẻ, và trẻ đã có những thay đổi trong nhận thức cũng như thể hiện tình cảm, cảm xúc. Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc về trí tuệ và tâm lý của các bé, nên muốn con thông minh và phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh nhất thiết phải quan tâm, thấu hiểu và biết cách dạy con kịp thời.

Theo các chuyên gia, ở độ tuổi lên 4, dù đến trường hay ở nhà, trẻ đều có những thay đổi về tâm sinh lý. Khả năng tư duy và ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này phát triển mạnh. Bé có thể suy nghĩ và hỏi rất nhiều về vấn đề khác nhau và điều đáng chú ý nhất là bé bắt đầu thể hiện được quan điểm, ý kiến riêng của mình. Chính vì vậy việc định hướng tâm sinh lý theo chiều hướng tích cực ở ngay giai đoạn này là cực kì quan trọng, đòi hỏi ba mẹ phải định hướng tâm lý cho trẻ một cách đúng đắn và khoa học bởi điều đó sẽ giúp ích cho bé trong quá trình phát triển, hoàn thiện tư duy và tâm lý.

Dưới đây là những một số tiêu chí điển hình giúp trẻ 4 tuổi thông minh và phát triển toàn diện, các bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình nuôi dạy con.

1. Giúp con phát triển thể chất toàn diện

Để trẻ 4 tuổi có thể phát triển thể chất một cách tốt nhất, bố mẹ nên dạy con ở một số kỹ năng cơ bản về vận động thô và vận động tinh như bảng dưới đây.

Dạy con 4 tuổi những gì để con thông minh, ba mẹ nên biết-2

Cách dạy trẻ 4 tuổi phát triển thể chất sẽ rèn luyện khả năng vận động cho trẻ, giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin. Bên cạnh đó, rèn luyện thể chất cũng sẽ giúp trẻ tăng cường phát triển cơ bắp, sự dẻo dai và cải thiện sức khỏe…

2. Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ ở trẻ

Ngôn ngữ phát triển thì trẻ mới có nhiều từ vựng để hình thành câu hỏi, bộc lộ suy nghĩ của bản thân. Cách đơn giản nhất để tăng cường khả năng ngôn ngữ ở trẻ từ 3 – 4 tuổi là thường xuyên giao tiếp, thường xuyên trò chuyện và chia sẻ, tâm sự với các bé.

Hãy hỏi các bé về các đề tài gần gũi như “Hôm nay con học những gì?”, “Hôm nay có gì vui?”,… để khơi gợi cảm xúc, kích thích trẻ bày tỏ suy nghĩ thông qua ngôn ngữ.

Hoặc ba mẹ cũng có thể thường xuyên đọc cho các con nghe những cuốn say hay, những cuốn truyện thú vị. Sách bao hàm rất nhiều kiến thức hay mà bé chưa từng được biết trước đó. Vì vậy, bé sẽ đặt ra các câu hỏi để tăng thêm vốn hiểu biết cho bản thân.

3. Giúp trẻ phát triển kỹ năng toán học

4 tuổi chính là thời điểm lý tưởng để bố mẹ dạy con làm quen với toán học. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bố mẹ ép buộc bé một cách cứng nhắc mà cần dựa vào sở thích cũng như sự hào hứng của trẻ. Cách dạy trẻ 4 tuổi kỹ năng toàn học không cần quá cầu kỳ, phức tạp mà chỉ cần những kỹ năng cơ bản như:

– Sắp xếp thứ tự hoặc một số đối tượng dựa trên những thuộc tính như to – nhỏ, thấp – bé, ít – nhiều.

– Làm quen với khái niệm tổng thông qua các sự vật xung quanh như con vật, cái kẹo, ngón tay, ngón chân,…

– Thêm bớt sự vật trong 1 nhóm để giúp bé làm quen với cộng, trừ.

– Đếm thuộc lòng từ 0 đến 20 và xác định chính xác các chữ số từ 0 đến 10.

– Khớp các số bằng miệng với chữ số viết.

– Nhận dạng 4 hình học cơ bản bao gồm hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông và hình tam giác….

4. Dạy trẻ 4 tuổi cách quản lý cảm xúc

Ở trẻ lên 4 tuổi khả năng quản lý cảm xúc còn chưa toàn diện. Có thể bé sẽ cười đùa la hét nơi công cộng, quấy khóc khi không được chiều theo ý muốn thậm chí trong lớp học bé có thể xảy ra xô đẩy, cáu giận với bạn bè,…

Trong những tình huống này, cách dạy con 4 tuổi học hiệu quả là bạn luôn cần giữ bình tĩnh. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và hướng bé đến một mối quan tâm khác để làm giảm đi và xoa dịu cảm xúc hiện tại của con. Sau đó hãy giải thích cho con hiểu những việc có thể bị ảnh hưởng khi con không kiềm chế được cảm xúc.

5. Dạy trẻ 4 tuổi phát triển năng khiếu nghệ thuật

Nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển thể chất, trí thông minh và cảm xúc của trẻ. Ở giai đoạn 4 tuổi, việc tiếp xúc với nghệ thuật cũng sẽ kích thích trẻ phát triển sự sáng tạo, nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng cũng như giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp.

Cụ thể, khi bé 4 tuổi, chúng ta cần giúp trẻ nhận dạng được 10 màu sắc, bao gồm: màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam, màu xanh dương, màu xanh lá, màu đen, màu nâu, màu tím và màu trắng. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ kết hợp sử dụng các loại vật liệu nghệ thuật để trải nghiệm và khám phá (như bút màu, bút dạ, sơn, đất sét,…) hay cùng trẻ tham gia vào các tình huống giả vờ và để trẻ được đảm nhận các vai trò khác nhau….

6. Dạy trẻ 4 tuổi biết cách tự kiểm soát

Tự kiểm soát bản thân là điều rất quan trọng và cần được dạy cho trẻ từ nhỏ. Giai đoạn 4 tuổi, trẻ sẽ có những suy nghĩ riêng nên có thể sẽ hơi bướng bỉnh, nghịch ngợm và biết đòi hỏi. Nếu trẻ không biết kiểm soát bản thân thì sẽ dẫn đến những phản ứng, hành động tiêu cực khiến bố mẹ bực tức và nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư duy của trẻ về sau.

Do đó, một tiêu chí quan trọng khi dạy trẻ 4 tuổi mà bố mẹ nên nhớ là giúp trẻ học cách tự kiểm soát bản thân như: Tuân thủ những quy tắc và thói quen đặt ra; Quản lý quá trình chuyển đổi (chuyển từ hoạt động này sang hoạt động tiếp theo); Thể hiện mức độ hoạt động bình thường…

7. Dạy trẻ biết tư duy và tự suy nghĩ

Trẻ từ 3 – 4 tuổi, khả năng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ chúng sẽ tốt vượt bậc so với những giai đoạn khác. Những điều mà các bé học được từ bây giờ chính là nền tảng cho sự sáng tạo trong tư duy về sau. Càng liên hệ và tư duy nhiều ở độ tuổi từ 3 – 4 thì trí tuệ của trẻ sẽ được phát triển một cách tối đa qua từng thời kỳ.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần tận dụng được cột mốc “vàng” này để giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi cách tư duy, liên hệ, liên tưởng. Đừng chỉ trả lời những câu hỏi mà trẻ đặt ra, hãy hỏi ngược lại trẻ những vấn đề tương tự để trẻ có thể tự mình động não và đưa ra câu trả lời dựa trên cách nghĩ của chính mình.

8. Dạy trẻ 4 tuổi cách tự lập

Ở giai đoạn 4 tuổi, các bậc cha mẹ cần giúp con hình thành thói quen tốt và tích cực. Chúng ta sẽ tự ghi nhớ kỹ hơn một việc nếu chúng ta tự làm, tự trải nghiệm, tự vấp ngã, tự đứng lên và trẻ em cũng vậy. Các bé sẽ có thể tích lũy hàng vạn kiến thức chỉ nhờ vào việc tự mình thực hiện những việc đoan giản hằng ngày của bản thân như tự làm vệ sinh cá nhân, tự mặc và quần áo, tự dọn dẹp đồ chơi, tự ăn,…

Tự lập giúp bé chủ động học hỏi mà không phải ỷ lại vào cha mẹ hoặc thầy cô. Dần dần, trẻ sẽ linh hoạt và tư duy nhanh nhạy hơn trong mọi vấn đề. Ngoài ra, bé cũng sẽ học được mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bé thấy tò mò hoặc thắc mắc. Ba mẹ chỉ ở bên cạnh bé để chỉ cho bé cái gì đúng, cái gì sai, để bé nhận ra nên và không nên làm gì. Có như vậy, bé mới trưởng thành hơn qua từng ngày, bổ sung thêm vào kho tàng tri thức của bé thật nhiều điều bổ ích và thú vị.

9. Dạy trẻ cách tương tác với những người xung quanh

Trẻ tương tác tốt với những người xung quanh là cách để thiết lập mối QH tốt đẹp, giúp con tự tin hơn khi bước ra thế giới bên ngoài. Cách dạy trẻ 4 tuổi tương tác với mọi người là bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia và thực hiện các hoạt động cụ thể như:

– Tương tác với một hoặc nhiều bạn bè.

– Tương tác với những người lớn trong mối QH quen thuộc.

– Tham gia các hoạt động nhóm.

– Chơi hòa đồng với mọi người.

– Biết chia sẻ.

– Dọn dẹp sau khi chơi.

10. Dạy con biết đọc sách

Dạy trẻ 3 – 4 tuổi đọc sách không phải là đọc hiểu từng từ, thấm nhuần ý nghĩa. Mà chỉ là đọc tranh đơn giản, thông qua đó kích thích sự tò mò và khả năng liên tưởng sáng tạo ở trẻ.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ thông qua việc đọc cho trẻ nghe vào thời gian rảnh, trước khi đi ngủ. Khi có gì khó hiểu, bé sẽ hỏi ngay lập tức để được ba mẹ giải đáp ngay lúc đó.

Thông qua việc này, bé sẽ học thêm được nhiều cái mới một cách tự nhiên và không gò bó. Đừng quên hỏi ngược lại bé, để bé phát huy được kỹ năng tự suy nghĩ, hình thành ý kiến chủ quan dựa trên những kiến thức mà bé đang có.