Giữa bộn bề cuộc sống, nếu bạn đang muốn đi tìm một chốn bình yên, thanh tịnh thì hãy thử ghé ngôi chùa nằm trong rừng thông xanh ở Hà Nam mang tên Địa Tạng Phi Lai Tự.

“Hạnh phúc là khi quỳ dưới đài sen. Hạnh phúc là khi có người tình thương”
– Hạnh phúc là khi – TT. Thích Chân Quang

Trong một lần nghe bài giảng pháp của TT. Thích Chân Quang, câu nói ấy của thầy cứ vang vọng mãi bên tai tớ. Đôi khi hạnh phúc rất đơn giản, là sự sẻ chia, là sự bằng lòng với hiện tại, là được lắng nghe… Để hiểu hơn về câu nói này, tớ đã quyết định tìm tới một ngôi chùa rất nổi tiếng, có tên gọi rất hay là chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (trước đây được biết đến với tên chùa Đùng).

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Đùng cách Hà Nội khoảng 70km

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Ngôi chùa với lối kiến trúc đặc trưng

Vị trí địa lý của Địa Tạng Phi Lai Tự

Ngôi chùa chỉ cách Hà Nội khoảng gần 70km, tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Chùa Địa Tạng Phi Lai có thế ngai vàng, lưng tựa núi, hai bên là tả thanh long, hữu bạch hổ. Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, Đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ X. Thuở đầu chùa có quy mô rộng khoảng 120 gian. Nhiều vua chúa đã từng ghé thăm nơi này. Sau rất nhiều thế kỷ trôi qua ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng và dường như đã bị lãng quên. Vào năm 2015, đại đức chủ trì Thích Minh Quang đã cho xây dựng lại ngôi chùa và lấy tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Ngôi chùa nhìn từ trên cao

Thời gian mở cửa

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự mở cửa từ 8 giờ sáng đến 17h30 tối các ngày trong tuần.

Chùa nằm giữa rừng thông xanh yên bình. Đại đức Thích Minh Quang cho biết, ban đầu, chùa Đùng được xây dựng khoảng thế kỷ 10 với 120 gian chùa cổ. Đến khoảng thế kỷ thứ 17, vua Tự Đức về đây cầu con, khi xuống chân núi, vua nói: Phi lai, được hiểu là có thể quay trở lại hoặc không. Từ đó, chùa được đặt tên Địa Tạng Phi Lai Tự – có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không về thì nơi đó thành Phật.

Tour Tam Chúc và Địa Tạng Phi Lai Tự – 1 ngày

8.1

Hà Nam

VND 562,500

Để đặt tour trọn gói tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự thì bạn có thể tham khảo và đặt ngay trên Traveloka Xperience nhé!

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa nằm trong khuôn viên rợp bóng cây

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Cây cầu gỗ nhỏ xinh

Hướng dẫn cách di chuyển tới chùa

Tớ lựa chọn di chuyển bằng xe ô tô cá nhân, xuất phát từ Hà Nội đi theo đường cao tốc, ra lối rẽ tại nút giao Liêm Tuyền và men theo tuyến Thanh Phong đến Thanh Lưu đến Liêm Sơn của tỉnh Hà Nam. Ngoài ra hiện tại còn rất nhiều dịch vụ đưa đón bằng xe limousine xuất phát từ Hà Nội với các lịch trình đi về trong ngày, với giá vé hợp lý. Bạn có thể cân nhắc nha!

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Kiến trúc mái ngói đặc trưng

Khi tới đây, tớ đã không khỏi ngạc nhiên trước khuôn viên rộng lớn và yên bình của ngôi chùa này. Gạch ngói của ngôi chùa mang lối kiến trúc Chăm Pa rõ rệt. Điểm nổi bật là những lớp sỏi trắng, trên đó là từng lớp gạch mát tạo thành đường đi. Mười hai vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Những lớp sỏi trắng này tạo cho tớ cảm giác thanh tịnh, sạch sẽ, mỗi bước đi như được lướt trên mặt nước nhẹ nhàng. Sự cân đối, hài hòa với thiên nhiên là điểm đặc sắc trong kiến trúc của chùa Địa Tạng Phi Lai.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Mười hai vòng tròn nhân duyên

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Tượng Phật trang nghiêm

Tại đây, tòa Tam Bảo là tòa lớn nhất trong ngôi chùa. Trong đó, bức tượng Đức Địa Tạng tại trung tâm cực kỳ uy nghiêm mà cũng rất hiền từ giúp làm tôn lên được vẻ đẹp của ngôi chùa. Phía bên tay phải của chùa chính là khu vực dùng để thờ tự 42 sư tổ trụ trì của chùa Địa Tạng. Đồng thời trong quần thể chùa Địa Tạng Phi Lai Tự còn rất nhiều tòa kiến trúc khác như điện Đức Ông, điện Đức Thánh Đạo Hiền, toà điện Phật Quan Thế Âm, các khu nhà ở dành cho tăng ni, tòa để Phật tử nghe giảng đạo và tổ chức những khóa tu bổ ích để các bạn có thể đến và trải nghiệm cuộc sống tu tập tại đây.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Len lỏi qua những bậc thềm

Vào những ngày đầu năm, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sẽ trang trí nhiều hoa tươi rực rỡ cho ngày Tết cổ truyền. Đến khoảng 9-10 tháng Giêng Âm lịch, chùa lại tái hiện cung cảnh chợ quê với nhiều mặt hàng đặc trưng.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Tiểu cảnh ở chùa

Vào tháng 6-7, Địa Tạng tổ chức các khóa tu mùa hè. Đặc biệt vào 30/7 Âm lịch, nơi đây còn diễn ra hoạt động Lễ Vu Lan, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát. Vào Tết Trung thu 15/8 Âm lịch, bạn có thể tới đây để ngắm trăng tròn trong khoảng không thênh thang, thoáng đãng của chùa.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Cảnh vật thanh tịnh và bình yên

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Tắm Phật

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Bầu không khí thanh tịnh, an nhiên

Tớ cũng đã liên hệ trước với sư cô để xin được ăn cơm chay tại chùa. Nếu các bạn muốn dùng cơm chay thì nên gọi điện về chùa báo số lượng người, thời gian để nhà chùa chuẩn bị trước số lượng đồ ăn.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Bữa cơm chay ở chùa

Ngoài ra khi tới chùa, các bạn đừng quên leo lên đ*** núi phía sau lưng Địa Tạng Phi Lai Tự để ngắm toàn cảnh ngôi chùa này nhé. Khi vượt qua những bậc thang, tớ đã cảm thấy rất thú vị về con đường này. Không có bất cứ một biển chỉ dẫn, giống như mỗi người đều có một lối đi riêng, hãy tự lựa chọn con đường đi của chính mình.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Đi tìm bình yên ở Địa Tạng Phi Lai Tự

Bên cạnh Địa Tạng Phi Lai Tự, khi du lịch Hà Nam, bạn có thể kết hợp tham quan chùa Tam Chúc, chùa Bà Đanh, Núi Cấm – Ngũ Động Thi Sơn,…