Đường Tây Thăng Long đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài dù chỉ có chiều dài 5,8 km nhưng giao cắt với 2 tuyến vành đai là Vành đai 3,5 và Vành đai 4.

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 1.

Thời gian qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài, trên địa bàn huyện Đan Phượng. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội).

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 2.

Tuyến đường có mặt cắt ngang rộng 60,5 m (đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến Vành đai 4 dài khoảng 4,6 km) và rộng 40 m (đoạn từ Vành đai 4 đến Kênh Đan Hoài dài khoảng 1,2 km). Trong ảnh là điểm đầu của đoạn giao với Vành đai 3,5.

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 3.

Về tiến độ dự án, đầu tiên sẽ lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng…Cho đến giai đoạn sau năm 2025, sẽ phê duyệt thiết kế; triển khai, đấu thầu và thi công tuyến dự án; dự kiến hoàn thành sau 48 tháng.

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 4.

Dù chưa được triển khai, nhưng tuyến đường Tây Thăng Long đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài được đánh giá sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, phát triển khu vực phía Tây Thủ đô.

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 5.

Đặc biệt, với chiều dài chỉ 5,8 km nhưng trên tuyến đường giao đến 2 đường Vành đai đang được triển khai là Vành đai 3,5 và Vành đai 4.

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 6.

Thấy được những tiềm năng đó, dọc tuyến đường đã có sự xuất hiện của các ông lớn đến đầu tư dự án. Điển hình là Vinhomes Wonder Park Đan Phượng, đây là dự án do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư có diện tích 133 ha (1,3 km2) nằm trải dài trên 2 xã là Tân Hội và Liên Trung.

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 7.

Nơi đây cũng có sự có mặt của Khu đô thị Sinh thái Cao cấp Đan Phượng (The Phoenix Garden) do Công ty cổ phần đầu tư DIA làm chủ đầu tư. Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư cũng đang triển khai các dự án dọc trục này như Sunshine Group.

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 8.

Về đường Tây Thăng Long, đây là trục đường đô thị hướng tâm hiện đại với tổng chiều dài trên 33 km, chiều rộng 60,5 m với 10 làn xe, kết nối từ đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ) đến thị xã Sơn Tây. Trong ảnh là đoạn 3 của tuyến đã hoàn thành.

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 9.

Có thể tạm chia tuyến đường Tây Thăng Long thành 5 đoạn thi công gồm: 2,1 km từ đường Võ Chí Công đến Phạm Văn Đồng (đoạn 1); 3,2 km từ Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng (đoạn 2); khoảng 3 km từ đường Văn Tiến Dũng đến Tây Tựu, Thượng Cát (đoạn 3); 5,8 km từ Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài (đoạn 4); 20 km từ kênh Đan Hoài đến thị xã Sơn Tây (đoạn 5).

Đoạn đường gần 6km giao cắt với 2 đường vành đai lớn nhất phía Tây Hà Nội, bất động sản hưởng lợi- Ảnh 10.

Theo dự báo, sau khi hoàn thành, tuyến đường Tây Thăng Long có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các quận huyện ở phía Tây Thủ đô, giúp đồng bộ, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở các địa phương có tuyến đường đi qua. Đặc biệt, tuyến đường sẽ tạo ra cú hích lớn để hàng loạt lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, đô thị, bất động sản… cùng phát triển.