Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
220 lượt xem

Dự án 1.400 tỉ đồng làm đường giảm ùn tắc ở Hà Nội sau 8 năm vẫn dang dở

Dự án Vành đai 2,5 đoạn Cầu Giấy đến Khu đô thị mới Dịch Vọng được HĐND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 13.1.2016, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.456 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố.

Dự án có điểm đầu tuyến giao với đường Cầu Giấy, điểm cuối tuyến giao với đường quy hoạch 50m tại Khu đô thị mới Dịch Vọng. Theo thiết kế, tuyến đường có chiều dài 420m, mặt cắt ngang rộng 50m.

Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dự án giảm ùn tắc có chiều dài 420m. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 23.4, tại Dự án Vành đai 2,5 đoạn Cầu Giấy đến Khu đô thị mới Dịch Vọng, công tác giải phóng mặt bằng vẫn ì ạch; một số vị trí đã giải phóng xong trở thành bãi trông giữ xe máy, xe ôtô.

Anh Hoàng Trung Quân (28 tuổi, Khu đô thị Tây Hồ Tây) cho biết, mong dự án sớm hoàn thiện để việc di chuyển của người dân dễ dàng hơn.

“Muốn di chuyển đến chỗ làm tại phường Yên Hòa, khi đi hết đường Nguyễn Văn Huyên, tôi phải di chuyển qua đường Cầu Giấy, tuy nhiên vào giờ cao điểm, lượng phương tiện trên tuyến đường này rất đông khiến mỗi lần đi làm đều như ác mộng với tôi”, anh Quân nói.

Một số vị trí giải phóng mặt bằng xong đã bị chiếm dụng thành nơi trông, giữ xe. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Một số vị trí giải phóng mặt bằng xong đã bị chiếm dụng thành nơi trông, giữ xe. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Để giải quyết vấn đề trên, UBND quận Cầu Giấy đã thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án, ban hành thông báo thu hồi đất đến từng tổ chức, hộ gia đình; tổ chức họp dân, công khai dự án, cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án.

Đồng thời, thực hiện điều tra đo đạc kiểm đếm, xác nhận nguồn gốc đất; lập, công khai, tổ chức lấy ý kiến và phê duyệt phương án theo các quy định hiện hành.

Ảnh: Vĩnh Hoàng

Được biết, để thực hiện dự án, lực lượng chức năng cần phải giải phóng mặt bằng 21.459,7m2 đất/338 phương án.

Trong đó, hơn 200 trường hợp phải thu hồi toàn bộ, phải bố trí nhà tái định cư.

Tuy nhiên, quỹ nhà tái định cư phục vụ dự án vẫn chưa có khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Ảnh: Vĩnh Hoàng
Những hộ gia đình trong diện giải tỏa. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, tuyến Vành đai 2,5 dài 19,41km, quy mô mặt cắt ngang rộng 40-50m. Tuyến được chia thành 13 đoạn, trong đó 4 đoạn đã đầu tư hình thành theo quy hoạch dài 9,59km.

5 đoạn tuyến đang triển khai đầu tư dài 5,97km gồm: Khu đô thị Ciputra – Nguyễn Hoàng Tôn – Ngoại giao đoàn (Nhà đầu tư khu đô thị Ciputra và Tây Hồ Tây đầu tư); Đường 32 – Khu đô thị mới Dịch Vọng (Quận cầu Giấy làm chủ đầu tư); Đầm Hồng – Quốc lộ 1A theo hình thức PPP loại hợp đồng BT.

4 đoạn chưa được đầu tư xây dựng dài 3,85km gồm: Đoạn 1, Khu đô thị mới Dịch Vọng – Dương Đình Nghệ, đoạn 2 Trung Kính – Trần Duy Hưng, đoạn 3 Ngụy Như Kon Tum – Nguyễn Trãi – Đầm Hồng, đoạn 4 Hồ Vĩnh Hưng – Lĩnh Nam.