Mỗi người đều có một cuộc sống cho riêng mình. Chỉ khi cha mẹ sống tốt với chính mình thì mới có thể buông bỏ những kỳ vọng để cho phép con cái tự do khám phá thế giới.
Là bậc cha mẹ, chắc ai cũng mong muốn con mình sau này sẽ thành tài. Nhưng nếu chỉ biết tập trung mọi thứ vào con cái thì không chỉ khiến con cái bị áp lực đè nặng mà còn làm cho bản thân mất đi ý nghĩa chân chính của cuộc sống.
Mối QH cha mẹ và con cái được coi là viên mãn nhất chỉ khi con cái và cả cha mẹ đều có thể hoàn thiện chính mình. Cha mẹ muốn dạy dỗ con cái trở nên ưu tú thì đầu tiên hãy tìm cho mình cuộc sống đúng nghĩa nhất.
Cha mẹ hy sinh quá nhiều trở thành gánh nặng áp đặt lên vai con trẻ
Tình thương chân chính không phải là sự kiềm chế mà là cho phép con trẻ sống với những gì chúng muốn. Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ luôn sử dụng cảm giác hy sinh, cảm giác cho đi để tạo áp lực cho con trẻ.
Trong quá trình dạy dỗ con cái, họ thường nói những lời thế này:
“Công sức nuôi khôn lớn để bây giờ chẳng báo đáp được cái gì!”.
“Vì để cho con được ăn học, bố mẹ đã phải làm việc vất vả. Thế mà bây giờ học hành lại có bao nhiêu đây điểm thôi sao?”.
Đến đây, cha mẹ đã sử dụng công lao của mình bỏ ra để cho thấy chúng đã “vô dụng” thế nào? Vô hình trung, điều này đã áp bức lên tinh thần và trở thành gánh nặng to lớn đối với con trẻ.
Một cư dân mang đã chia sẻ câu chuyện về bố mẹ mình. Cô luôn phải nghe những lời than oán của bố mẹ vì việc học hành của hai chị em đã tiêu tốn rất nhiều tiền. Thế nhưng lúc cô nói lên ý kiến của mình thì lại bị bố mẹ bảo rằng con cái không biết ơn.
Bản thân cô lúc nào cũng cảm thấy mình không nên được sinh ra, mình là phần dư thừa trong cuộc sống vì đã mang lại rất nhiều sự mệt mỏi cho bố mẹ. Đồng thời, cô cảm thấy bản thân vô cùng tự ti.
Thật vậy! Bố mẹ càng “kể khổ” bao nhiêu, càng thể hiện sự hy sinh cao cả của mình bao nhiêu thì con cái càng cảm thấy tội lỗi, từ đó trở nên ngoan ngoãn một cách thụ động và tự tạo áp lực cho bản thân.
Buông bỏ kỳ vọng để con trẻ tự hoàn thiện chính mình
Chỉ khi chúng ta giải thoát khỏi sự kỳ vọng của người khác thì mới có thể tìm thấy được chính mình.
Tạng Kiện Hoà là nữ doanh nhân sáng lập nên thương hiệu há cảo đóng gói nổi tiếng của Hồng Kông – Wanchai Ferry. Chồng của bà là người Thái gốc Hoa. Sau khi bố chồng qua đời, người chồng của bà đã quay trở về Thái Lan.
Tạng Kiện Hoà đã dẫn con đến Thái Lan để tìm chồng. Thế nhưng, bà lại phát hiện chồng đã cưới một người phụ nữ khác.
Sau khi ly hôn với chồng, bà bắt đầu tự lập với nghề bán há cảo lề đường. Chỉ bằng chiếc xe đẩy bán há cảo cũ kỹ, bà đã cho con gái có điều kiện ăn học đầy đủ.
Vốn xuất thân là một nữ y tá, Tạng Kiện Hòa vẫn giữ được thói quen vệ sinh ngăn nắp trong cuộc sống lẫn công việc buôn bán. Hơn hết, mỗi cái bánh há cảo chứa đựng cả tâm huyết và công sức của bà. Cái tâm với nghề không phụ lòng người. Há cảo của Tạng Kiện Hòa dần trở nên nổi tiếng và vươn tầm quốc tế.
Cuộc sống chuyển biến tốt đẹp, Tạng Kiện Hòa đầu tư giáo dục cho con gái nhiều hơn. Sau đó, bà quyết định cùng con gái xuất ngoại để vừa có thể phát triển sự nghiệp vừa cho con gái có cơ hội tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến hơn.
Cuộc sống không ngừng phấn đấu của Tạng Kiện Hòa đã ảnh hưởng đến tư tưởng của con gái theo năm tháng. Một đứa trẻ tốt luôn được dẫn dắt bởi bậc cha mẹ sẽ có một cuộc sống tràn đầy năng lượng tích cực.
Mỗi người đều có một cuộc sống cho riêng mình. Chỉ khi cha mẹ sống tốt với chính mình thì mới có thể buông bỏ những kỳ vọng và cho phép con cái tự do khám phá thế giới.
Con cái phản chiếu con người của cha mẹ
Muốn con cái trở thành người thế nào thì trước tiên bố mẹ hãy là người thế đó.
Một bà mẹ đã chia sẻ câu chuyện của mình trên diễn đàn Zhihu. Cô chỉ học đến cấp ba và điều đáng tiếc nhất cuộc đời chính là không được học đại học. Đó cũng là lí do cô luôn tự nhắc nhở bản thân không ngừng học tập và hoàn thiện cuộc sống.
Mỗi tuần hai ngày, cô đều đến phòng gym rèn luyện thân thể. Cuối tuần, cô lại dắt con đến lớp học năng khiến mà bé thích. Cứ nửa năm, cả gia đình sẽ đi du lịch. Cô sắp xếp thời gian cho cả gia đình để mọi người có thể cảm nhận cuộc sống một cách đúng nghĩa nhất.
Con gái của cô được sống trong môi trường đầy năng động và thoải mái nên tính cách của bé rất cởi mở và hoạt bát. Bé hay nói với mọi người rằng lớn lên bé sẽ trở thành một người phụ nữ giống như mẹ.
Ban đầu, gia đình luôn khuyên cô ở nhà làm nội trợ vì một mình chồng cô làm việc cũng đủ nuôi cả gia đình. Thế nhưng cô kiên quyết không đồng ý.
Cô nói rằng: “Tôi tiếp tục cố gắng để trở thành con người mà tôi mong muốn nhất, trở thành tấm gương của con và chúng sẽ tự khắc hiểu được sự khó nhọc của cha mẹ”.
Nên nhớ, cha mẹ chính là tấm gương để con cái học tập và noi theo. Cha mẹ ưu tú thì con cái cũng có ý chí muốn trở thành người ưu tú. Cha mẹ nhân hậu thì con cái cũng sẽ trở thành người như vậy.
Hầu hết, con cái đều có thể cảm nhận được sự hy sinh và công lao của cha mẹ. Vậy nên cha mẹ không cần phải “kể khổ, kể công lao” trước mặt. Chỉ những đứa trẻ với tư tưởng quá biến chất mới không thể cảm nhận được tình thương và công lao của cha mẹ.
Thay vì suốt ngày than thở và trách móc con cái phải biết ơn mình thì hãy tập trung hoàn thiện bản thân. Chỉ khi cha mẹ có cuộc sống tốt thì con cái ắt cũng sẽ có thương lai rạng ngời.