Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
343 lượt xem

Đường 1.300 tỉ ở Hà Nội đạt 95% khối lượng rồi “đắp chiếu”

Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng – Quốc lộ 1) là dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào năm 2002, quyết định giải phóng mặt bằng từ năm 2010. Dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.

Công trình dài khoảng 2,1km, được thiết kế chiều rộng 40m, vỉa hè rộng 7,5m. Tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỉ đồng.

Sau 14 năm triển khai, đến cuối năm 2023, chính quyền quận Hoàng Mai mới hoàn thành giải phóng mặt bằng của 14 hộ dân cuối cùng nằm trong phạm vi dự án.

Tuy nhiên sau đó, công trường vẫn bất động như nhiều năm qua và không có dấu hiệu thi công dù đã đạt 95% khối lượng.

Mỗi lần nhắc đến dự án xây dựng tuyến đường trước cửa nhà, anh Nguyễn Hoàng Minh (phường Định Công, Hoàng Mai) lại lắc đầu ngao ngán, “không hiểu người ta làm ăn kiểu gì mà xây lâu thế”.

“Không thể hài lòng khi công trình trọng điểm mà thời gian thi công trì trệ, kéo dài hơn 10 năm. Tôi mong chính quyền sớm có giải pháp dứt điểm” – anh Minh nói.

Đại diện nhà đầu tư Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà cho biết, đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành. Dự án đã có điều kiện thuận lợi để triển khai thi công, hoàn thành phần còn lại.

Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn đang phải chờ UBND TP Hà Nội gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng BT.

“Nếu sớm giải quyết được vướng mắc, nhà đầu tư cam kết thu xếp đầy đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện các công việc của dự án theo quy định. Dự kiến trong một vài tháng sẽ hoàn thành công trình để bàn giao cho thành phố” – đại diện nhà đầu tư cho hay.

Trước đó, tháng 3.2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội đã có Văn bản số 494 gửi UBND TP Hà Nội về việc tạm gia hạn hợp đồng.

Đến tháng 5.2023, Sở Giao thông Vận tải cũng có Văn bản số 472 đề xuất UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương cho phép tạm thời kí phụ lục hợp đồng BT để đảm bảo tính liên tục, tính pháp lý, tạo cơ sở để nhà đầu tư thực hiện dứt điểm dự án. Tuy nhiên, đến nay, TP Hà Nội chưa hoàn tất thủ tục này.

a
Điểm đầu dự án tại Đầm Hồng. Theo quy hoạch, đoạn tuyến sẽ được tiếp tục đầu tư nối với đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Hữu Chánh

Dự án ngưng trệ nhiều năm do vướng giải phóng mặt bằng tại 14 căn nhà giáp sông Lừ. Cuối năm 2023, người dân đã chấp nhận bàn giao mặt bằng và tháo dỡ công trình. Ảnh: Hữu Chánh
a
Cây cầu bắc qua sông Lừ xây dựng dang dở vẫn trơ khung sắt, rêu phủ dày đặc. Ảnh: Hữu Chánh
a
Người dân khu vực này phải đi lại qua những đoạn ổ gà thường xuyên đọng nước khi mưa xuống. Ảnh: Hữu Chánh
a
Rác thải, máy móc tập kết ngổn ngang trên công trường dự án. Ảnh: Hữu Chánh
Hằng ngày các phương tiện qua lại trong tình trạng bát nháo vì không có phương án tổ chức giao thông. Ảnh: Hữu Chánh
Hằng ngày, các phương tiện qua lại trong tình trạng bát nháo vì không có phương án tổ chức giao thông. Ảnh: Hữu Chánh
Đoạn đường trở thành bãi đỗ xe, nhếch nhác và mất mỹ quan. Ảnh: Hữu Chánh
Đoạn đường trở thành bãi đỗ xe, nhếch nhác và mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Hữu Chánh
a
Máy móc “đắp chiếu”, chưa hẹn ngày nổ máy khởi động. Ảnh: Hữu Chánh
a
Cống hộp ngổn ngang tại khu vực Đầm Hồng – điểm đầu dự án. Ảnh: Hữu Chánh
a
Nhiều dây và cột điện trong tình trạng chằng chịt, thõng xuống đường. Ảnh: Hữu Chánh
Hiện nhà đầu tư đang chờ UBND TP Hà Nội gia hạn hợp đồng BT để triển khai thi công hoàn thiện dự án. Ảnh: Hữu Chánh
Nhà đầu tư đang chờ UBND TP Hà Nội gia hạn hợp đồng BT để triển khai thi công hoàn thiện dự án. Ảnh: Hữu Chánh

Bài viết cùng chủ đề: