Đường hành lang kinh tế phía Đông Gia Lai: Vướng mặt bằng và đất đắp chưa có hướng gỡ



0:00
/
0:00


0:00


(BĐT) – Với việc dành nguồn lực lớn đầu tư Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông, Gia Lai đang quyết tâm liên kết, thúc đẩy phát triển các trung tâm kinh tế, du lịch và thu hút đầu tư. Dù vậy, dự án này khó hoàn thành như kế hoạch do nhiều điểm nghẽn, nhất là về nguồn vật liệu đắp nền khi nhiều mỏ đất đã được đấu giá nhưng không thỏa thuận được việc bồi thường với người dân.
Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai (đường tránh Quốc lộ 19) có chiều dài hơn 15,14 km, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng. Ảnh: Hà Duy
Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai (đường tránh Quốc lộ 19) có chiều dài hơn 15,14 km, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng. Ảnh: Hà Duy

Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai (đường tránh Quốc lộ 19) có chiều dài 15,14 km, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng (nguồn vốn Trung ương bố trí 800 tỷ đồng, ngân sách địa phương 300 tỷ đồng), thời gian thực hiện từ năm 2022 – 2025.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư, gồm 3 gói thầu xây lắp. Trong đó, Gói thầu số 7 Xây dựng đoạn Km0 – Km1+900 và công trình cầu trên tuyến (địa phận xã An Phú, TP. Pleiku) trị giá 373,57 tỷ đồng do Liên danh Công ty CP Xây dựng công trình 510 – Công ty TNHH Trung Kiên – Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng Khang Nguyên thi công, thời gian thực hiện 855 ngày.

Gói thầu số 8 Xây dựng đoạn Km2+060 – Km9+150 (địa phận xã An Phú, TP. Pleiku và xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) và lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh (311,689 tỷ đồng) do Liên danh Công ty CP Quản lý và Sửa chữa đường bộ Gia Lai – Công ty CP Xây dựng Quang Đại Việt – Công ty CP Xây dựng thương mại Hoàng Đức Sang – Công ty CP Xây dựng Toàn Tiến – Công ty CP Trường Sơn 145 đảm nhiệm, thời gian thực hiện 870 ngày.

Gói thầu số 9 Xây dựng các đoạn đường Km9+150 – Km11+600 và Km11+820 – Km15+140,47 (địa phận xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) trị giá 204,089 tỷ đồng do Liên danh Công ty CP Quản lý và Sửa chữa đường bộ Gia Lai – Công ty TNHH Hoàng Anh và Cộng sự – Công ty CP Phát triển Đại Việt – Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Tiến Dung Kon Tum – Công ty TNHH Xây dựng công nghiệp và dân dụng Hợp Lực thi công, thời gian thực hiện 900 ngày.

Các gói thầu trên được thi công từ tháng 12/2022. Theo tiến độ hợp đồng, Gói thầu số 7 sẽ hoàn thành tháng 4/2025, Gói thầu số 8 hoàn thành tháng 5/2025 và Gói thầu số 9 hoàn thành tháng 6/2025.

Đối với Gói thầu số 7, đại diện Liên danh nhà thầu cho biết đang thi công hạng mục cầu Biển Hồ. Do hạng mục đường dẫn cầu đang vướng mặt bằng nên Gói thầu mới đạt hơn 50% khối lượng.

Góp mặt tại Gói thầu số 8 và Gói thầu số 9, đại diện Công ty CP Quản lý và Sửa chữa đường bộ Gia Lai cho hay, cả hai gói thầu đang chậm tiến độ do vướng mặt bằng ở 2 huyện Đak Đoa và Chư Păh. Mặt bằng gần đây mới cơ bản được tháo gỡ. Nhà thầu đang đẩy nhanh thi công, nhưng lại gặp khó khăn về vật liệu đắp nền. Hai gói thầu cần hơn 60.000 m3 đất đắp nhưng số mỏ khai thác tại Gia Lai còn hạn chế.

Theo Ban QLDA ĐTXD tỉnh Gia Lai, Dự án vướng mặt bằng và thiếu đất đắp nên Chủ đầu tư đề nghị các nhà thầu có mặt bằng đến đâu làm gọn đến đó. Tuy nhiên, thi công không liền mạch nên nguy cơ cao chậm tiến độ. Đối với vật liệu đất đắp, theo quyết định phê duyệt Dự án, có 8 vị trí mỏ san lấp được bố trí cho Dự án. Tuy vậy, hiện tại chỉ có 1 vị trí được UBND Tỉnh cấp cho Công ty TNHH Hưng Cường, trữ lượng khoảng 105.174 m3, thời gian khai thác trong 3 năm. Khối lượng này chỉ giải quyết được một phần nhu cầu.

Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai cho biết, thời gian qua có nhiều mỏ đất ở Gia Lai đã được đấu giá nhưng chưa thể cấp phép do chưa bồi thường tài sản trên đất. “Việc đấu giá khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng đấu giá trên quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân gây ra nhiều bất cập. Người trúng đấu giá thực hiện công tác bồi thường, nhưng các hộ dân đòi giá rất cao nên không thực hiện được”, Sở cho hay.

Sở này cũng cho biết đã tiếp nhận ý kiến của các nhà thầu thi công Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng và mỏ đất nguyên liệu. Sở đã phản hồi trong phạm vi quyền hạn và xem xét, tham mưu UBND Tỉnh tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nhà thầu thi công Dự án.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng đặt mục tiêu khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có thể khởi công vào cuối năm 2026

Phối cảnh cầu Tứ Liên. Nguồn: Sở Quy hoạch Kiến trúc

Hà Nội đề xuất khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng trong năm 2025

Cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh dự kiến khởi công trong năm 2025 và hoàn thành năm 2026 - Ảnh minh họa

UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà

Thủ tướng phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương, 28 địa phương chậm phân bổ vốn đầu tư công 2025

Thủ tướng phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương, 28 địa phương chậm phân bổ vốn đầu tư công 2025

Hai dự án BT tại Thái Nguyên đều có hình thức thanh toán bằng quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh

Gỡ vướng cho 2 dự án BT xây dựng đường Bắc Sơn kéo dài tại Thái Nguyên

Cảng hàng không quốc tế Gia Bình được quy hoạch có công suất đáp ứng khoảng 5 triệu hành khách/năm tới năm 2030

Cần khoảng 443.000 tỷ đồng đầu tư cảng hàng không toàn quốc đến năm 2030

Tuyến Diễn Châu - Bãi Vọt

Đầu tư mở rộng cao tốc Bắc – Nam phía Đông: Nhận diện khó khăn, nhân đôi cơ hội

Đơn vị tính: Triệu đồng

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Nỗ lực tăng tốc giải ngân đầu tư công

Thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần mặt cỏ và cơ sở hạ tầng

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Vĩnh Phúc gọi đầu tư 3 dự án nước sạch tại các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch

Một góc KCN VSIP Nghệ An - Nơi thu hút nhiều án FDI.

Nghệ An ghi nhận 6.719,6 tỷ đồng đầu tư mới và điều chỉnh trong quý I/2025

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Yên Bái chấp thuận chủ trương đầu tư cho 12 dự án trong 3 tháng đầu năm 2025

Hà Nội đầu tư 5.413 tỷ đồng xây dựng đường vành đai 3 qua Đông Anh. Ảnh minh họa

Hà Nội đầu tư 5.413 tỷ đồng xây dựng đường Vành đai 3 qua Đông Anh

Phối cảnh cầu Tứ Liên

Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên trị giá hơn 15.000 tỷ đồng

Từ nay đến năm 2030, dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới

Khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới trước năm 2030

Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng sẽ tạo nguồn nước ngọt để cấp nước sinh hoạt cho khoảng 300.000 người dân khu vực phía Bắc Đồng Tháp Mười. Ảnh: Vân Chi

Tăng tốc nâng cấp kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng

Chuẩn bị đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vốn 35.395 tỷ đồng

Chuẩn bị đầu tư cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum vốn 35.395 tỷ đồng

Một góc Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, Quảng Nam

Phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Bắc Chu Lai

Đồng Nai đề xuất làm đường chạy xuyên rừng nối Bình Phước rộng 4 làn xe. Ảnh minh họa

Đồng Nai đề xuất làm đường chạy xuyên rừng nối Bình Phước rộng 4 làn xe

Nhiều dự án BOT giao thông gặp khó khăn do doanh thu sụt giảm, dẫn tới vỡ phương án tài chính. Ảnh: Lê Tiên

Lối ra cho 11 dự án BOT giao thông vướng mắc

BẢN DESKTOP

  • Thời sự
  • Đấu thầu
  • Đấu giá
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Tài chính
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Quốc tế
  • Diễn đàn đấu thầu
  • Information on International Tendering


Nguồn: https://m.baodauthau.vn/duong-hanh-lang-kinh-te-phia-dong-gia-lai-vuong-mat-bang-va-dat-dap-chua-co-huong-go-post162989.html