Hội tụ những tinh hoa và vẻ đẹp đa dạng của tất cả các làng nghề truyền thống vào một quần thể hiện đại, dự án Economy City đã dành riêng phân khu Hưng Thịnh để phát triển kinh tế truyền thống.

Tiềm năng lớn còn bỏ ngỏ

Trong bối cảnh xu hướng đa trung tâm đang phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới, Hà Nội cũng không phải ngoại lệ. Sự quá tải của nội đô đã tạo nên làn sóng dịch chuyển và xu hướng phát triển đa trung tâm ra nhiều đô thị vệ tinh. Trong đó, theo quy hoạch tới năm 2030, phía đông Thành phố được định hướng là trung tâm kinh tế – thương mại – giải trí của Hà Nội.

Là một trong 2 huyện thuộc Hưng Yên giáp ranh với Thủ đô tại khu phía đông, Văn Lâm đang được hưởng lợi lớn từ quy hoạch này. Nếu như Văn Giang – huyện có vị trí và nền kinh tế phát triển tương tự – đang được các ông lớn đổ bộ với những siêu dự án, đẩy giá đất lên một mặt bằng mới, thì ở Văn Lâm, thị trường bất động sản vẫn chưa được khai thác xứng tầm, dư địa phát triển vẫn còn bỏ ngỏ.

Huyện Văn Lâm có nền kinh tế phát triển lâu đời. Ảnh: Trần Dũng
Đánh giá về sự phát triển của Văn Lâm, anh Minh Tuấn, một nhà đầu tư lâu năm tại Hưng Yên cho biết: “Văn Lâm là huyện có nền kinh tế phát triển lâu đời và rất vững mạnh tại Hưng Yên vì gắn với các làng nghề truyền thống từ xa xưa. Văn Lâm cũng hưởng lợi từ quốc lộ 5A chạy xuyên huyện – vốn là trục giao thương huyết mạch nối Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh trước đây. So với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (cao tốc 5B mới) nằm biệt lập khó kết nối, thì cao tốc 5A với lợi thế nằm trong khu dân cư vẫn mang tới sự thuận tiện trong di chuyển và tiềm năng phát triển tốt hơn cho các khu vực gần tuyến đường.”

Theo thống kê, Văn Lâm có gần 30 làng nghề truyền thống với 7713 cơ sở sản xuất kinh doanh và hơn 1560 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.

“Các chủ cơ sở sản xuất dành phần lớn thời gian trong ngày cho công việc, do đó họ không muốn di chuyển xa nơi làm việc để sinh sống. Nhu cầu về một chốn an cư tiện nghi, vừa xứng tầm đẳng cấp của những thương nhân lâu năm, vừa thuận tiện để kinh doanh chính là mong muốn của nhiều chủ doanh nghiệp”, anh Tuấn cho biết.

Đây chính là nguồn cảm hứng cho chủ đầu tư Công ty Cổ phần Hoàng Vương Hưng Yên tại dự án Economy City. Với khát vọng nâng tầm kinh tế làng nghề tại Hưng Yên nói chung và Văn Lâm nói riêng, hội tụ hết những tinh hoa và vẻ đẹp đa dạng của tất cả các làng nghề truyền thống vào một quần thể hiện đại, dự án Economy City đã dành riêng phân khu Hưng Thịnh để phát triển kinh tế truyền thống. Phân khu cũng mang tới cho những chủ nhân tương lai một nơi an cư xứng tầm, kinh doanh phồn thịnh.

Phân khu Hưng Thịnh – Tâm điểm nâng tầm kinh tế làng nghề truyền thống

Nằm trong quần thể dự án đô thị Economy City, trung tâm Như Quỳnh, phân khu Hưng Thịnh sở hữu vị trí “nhất cận thị, nhị cận giang, tâm cận lộ” vô cùng đắt giá.

Cụ thể, phân khu Hưng Thịnh gần chợ Như Quỳnh, kết nối trực tiếp với khu dân cư đông đúc và sầm uất, mang tới tiềm năng kinh doanh và giao thương vượt trội. Phân khu này cũng được bao bọc bởi dòng sông Như Quỳnh, mang lại lợi thế phong thủy vượng khí, thu hút tài lộc và thịnh vượng cho cư dân, nhất là với những người làm ăn kinh doanh. Yếu tố “cận thuỷ” cũng góp phần gia tăng giá trị bền vững của bất động sản.

Thêm vào đó, phân khu Hưng Thịnh tọa lạc giữa hai tuyến đại lộ lớn là đại lộ Hoàng Vương và đại lộ Thịnh Vượng, kết nối thuận lợi với trục đường trung tâm đi Bắc Ninh và Quốc lộ 5 – một tuyến đường có lưu lượng dân cư qua lại đông đúc. Điều này mang tới lợi thế lớn cho hoạt động kinh doanh, giao thương cho các chủ sở hữu.

Với lợi thế vị trí và định hướng kinh doanh truyền thống, phân khu Hưng Thịnh sẽ là thủ phủ của các làng nghề, nơi lưu giữ những giá trị truyền đời, mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử sâu sắc. Nơi đây sẽ tái hiện hình ảnh của Phố Cổ Hà Nội náo nhiệt, mô phỏng những ngành công nghiệp truyền thống lừng danh của địa phương như: làng đúc đồng Lộng Thượng, làng nhựa Minh Khai, làng dược liệu Nghĩa Trai, làng rượu Lạc Đạo… trở thành điểm đến văn hóa độc đáo cho những thượng khách có gu và đam mê văn hóa truyền thống.

Hơn thế, phân khu kinh tế truyền thống nằm trong một quần thể đô thị đẳng cấp và sầm uất đêm ngày sẽ nâng tầm kinh tế làng nghề tại Hưng Yên lên một tầm cao mới, thu hút các thương nhân từ các làng nghề quy tụ về đây, trở thành “tâm điểm” kinh doanh mới của 62 làng nghề truyền thống tại Hưng Yên.

Theo thông tin từ chủ đầu tư, phân khu Hưng Thịnh bao gồm hai loại hình sản phẩm chính là Shophouse và Shop villas, được thiết kế linh hoạt phù hợp đa nhu cầu sử dụng. Trong đó, shophouse được thiết kế 5 tầng, diện tích đa dạng từ 74m – 307,67m². Các căn diện tích to có thể sử dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn hoặc cho các gia đình có nhu cầu không gian rộng rãi, trong khi các căn diện tích nhỏ hơn phù hợp cho các gia đình trẻ hoặc nhà đầu tư muốn tối ưu hóa công năng.

Sản phẩm Shop villas được thiết kế 4 tầng, diện tích từ 152 – 197,2m², mặt tiền rộng 8m tạo nên không gian kinh doanh rộng mở, dễ dàng tiếp cận khách hàng hoặc trưng bày sản phẩm. Đây là loại hình sản phẩm được đánh giá là phù hợp với các chủ nhân mong muốn khai thác cả hai mục đích: kinh doanh và sinh sống trong cùng một không gian.

Là phân khu đầu tiên của dự án Economy City, phân khu Hưng Thịnh hứa hẹn mở ra một khởi đầu rực rỡ cho cả dự án nói riêng và bất động sản Văn Lâm, Hưng Yên nói chung.