Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
148 lượt xem

Gia đình sống trong ngôi nhà trị giá gần 3.000 tỷ đồng nhưng lại là hộ nghèo trong làng, lý do đằng sau gây bất ngờ

Trong nhiều năm, người đàn ông già phải sống dựa vào tiền trợ cấp hàng tháng của chính quyền dù bản thân sở hữu gia tài khổng lồ.

Cách đây chục năm, câu chuyện căn nhà của gia đình ông Dương ở quận tự trị Thổ Gia và Miêu, Hồ Bắc (Trung Quốc) đã gây xôn xao truyền thông. Được biết, vì sống ở khu vực xa xôi hẻo lánh, như nhiều hàng xóm khác, gia đình ông Dương sống lâu năm trong cảnh khó khăn nghèo đói. Thế nhưng, cả nhà sống trong một căn nhà “độc nhất vô nhị” có giá ước tính tới 800 triệu NDT (hơn 2.790 tỷ đồng).

Căn nhà gỗ giá gần 3.000 tỷ đồng

Ông Dương cho biết cả gia đình nhiều thế hệ sống trong căn nhà gỗ này từ rất lâu. Vì không đủ điều kiện để sửa chữa nên mặc dù ngôi nhà có hư hỏng, gia đình ông vẫn chấp nhận vì khả năng có hạn, chỉ cần có một chỗ che mưa che gió là đủ.

Gia đình sống trong ngôi nhà trị giá gần 3.000 tỷ đồng nhưng lại là hộ nghèo trong làng, lý do đằng sau gây bất ngờ- Ảnh 1.
Gia đình sống trong ngôi nhà trị giá gần 3.000 tỷ đồng nhưng lại là hộ nghèo trong làng, lý do đằng sau gây bất ngờ- Ảnh 2.

Để kiếm tiền, các con của ông Dương đã lần lượt chuyển đến nơi khác làm việc sinh sống. Chủ yếu tại căn nhà cũ của tổ tiên để lại chỉ còn ông Dương. Trong nhiều năm, ông phải xin trợ cấp của chính quyền tiền cho hộ nghèo hàng tháng và sống dựa vào đây.

Một ngày, ông Dương có ý định bán căn nhà gỗ đi để lấy tiền tiết kiệm vì nhớ rằng cha mẹ từng kể đây là nhà làm từ chất liệu quý và rất lâu đời. Nhưng sau khi chuyên gia đến giám định, bản thân ông cũng phải bất ngờ vì không ngờ “căn nhà dột nát” của mình lại có giá trị khổng lồ đến vậy.

Các chuyên gia cho biết lịch sử của ngôi nhà này đúng như lời ông lão nói, đã hơn 400 năm tuổi. Nhưng điều khiến người ta sốc hơn không phải là tuổi của ngôi nhà mà là chất liệu của ngôi nhà. Ngôi nhà này không được làm bằng gỗ thông thường vì nếu là gỗ thông thường, nó đã bị phong hóa và sụp đổ sau 400 năm mưa gió. Ngôi nhà này được xây dựng gần như hoàn toàn từ nanmu vàng, loại gỗ được mệnh danh là “vua của gỗ”.

Vì sao nhà gỗ có giá đắt đỏ đến vậy?

Nam mộc vàng hay nanmu vàng là một loại gỗ quý độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Đây là tên gọi chung của loại gỗ có kết cấu và hình dáng đặc biệt. Trên thân gỗ sẽ có những thớ như sợi vàng, lấp lánh ánh vàng giống như lụa sa tanh dưới ánh sáng mạnh. “Sợi vàng” trong nanmu vàng là tinh thể được hình thành sau một thời gian dài oxy hóa dịch tế bào của cây. Loại tinh thể này rất mịn, ngưng tụ trong các khoảng trống giữa các thớ gỗ. Khi có ánh sáng mạnh, chúng sẽ phản chiếu và tạo thành hiệu ứng “sợi vàng” đặc sắc.

Gia đình sống trong ngôi nhà trị giá gần 3.000 tỷ đồng nhưng lại là hộ nghèo trong làng, lý do đằng sau gây bất ngờ- Ảnh 3.
Gia đình sống trong ngôi nhà trị giá gần 3.000 tỷ đồng nhưng lại là hộ nghèo trong làng, lý do đằng sau gây bất ngờ- Ảnh 4.

Vào thời xưa, nanmu vàng là loại gỗ được hoàng gia sử dụng. Đây chính là vật liệu chính cho ngai vàng của hoàng đế. Gỗ cũng được sử dụng để xây dựng cung điện hoàng gia, đồ nội thất, đồ trang trí, quan tài,… Theo sử sách, người dân thường không được phép khai thác và sử dụng loại gỗ này.

Ngày nay, đây là loài thực vật được bảo vệ cấp hai quốc gia tại Trung Quốc. Để trồng loại cây này vô cùng khó khăn và việc tồn tại một ngôi nhà lớn được làm hoàn toàn từ nanmu vàng có thể coi là một kỳ tích.

Gia đình sống trong ngôi nhà trị giá gần 3.000 tỷ đồng nhưng lại là hộ nghèo trong làng, lý do đằng sau gây bất ngờ- Ảnh 5.

Sau khi các chuyên gia và truyền thông phát hiện ra “báu vật trên núi” này, không ai có thể ngờ rằng người đàn ông nghèo khó lại thực sự sống trong căn nhà nghìn tỷ mà không hề hay biết.

Ông Dương sau đó đã quyết định bất ngờ, đó là không bán căn nhà mà quyên tặng nó cho nhà nước. Số tiền đền bù ông nhận được không tới 800 triệu NDT nhưng vẫn là con số đủ để ông nghỉ hưu dưỡng già. Về ngôi nhà, nó đã trở thành một di tích văn hóa, điểm tham quan của địa phương và luôn được bảo tồn cho đến ngày nay.

Bài viết cùng chủ đề: