Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
107 lượt xem

Giáo sư đặt ra 10 kỷ luật khắc nghiệt, "ép" con phải luôn nhất lớp, nhiều năm sau các con biết ơn mẹ

Những điều luật của người mẹ hổ này rất khắc nghiệt, khiến người ta nổi da gà, cả 2 con gái đều phải răm rắp làm theo.

Người xưa hay nói “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Câu này đưa vào trường hợp mẹ hổ đặt ra 10 điều luật nghiêm dạy hai con gái thì quá đúng các mẹ ơi. Với cương vị là một giáo sư đại học Yale (Mỹ), người mẹ cho rằng chỉ có giáo dục nghiêm khắc mới dạy được con xuất sắc.

Thông qua tự truyện dạy con của người mẹ này, nhiều người nổi da gà vì những quy định cổ hủ. Cứ tưởng người mẹ đang nuôi con ở thời trung cổ. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là 9 năm sau, hai đứa con gái lại cảm ơn mẹ vì sự hà khắc.

Bà mẹ “yêu quái” độc đoán trong cách dạy con gái

Các vị phụ huynh đã từng nghe đến cách dạy con cực đoan và độc đoán chưa. Nếu chưa thì mọi người đọc những điều luật nghiêm dạy con gái dưới đây sẽ biết thế nào là khắc nghiệt.

– Cấm con qua đêm ở nơi không phải nhà mình.

– Cấm xem phim.

– Cấm tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường.

– Cấm chơi game, chơi máy tính.

– Không được oán trách hay tức giận những điều bị cấm.

– Không được tự chọn những hoạt động ngoại khóa trong trường (mà phải do mẹ chọn).

– Tất cả các điểm sát hạch, điểm thi phải được mức A (mức cao nhất).

– Trừ môn thể dục và sân khấu, thành tích các môn khác phải đứng nhất lớp.

– Trừ piano và violon, không được chơi nhạc cụ khác.

– Phải học pianio và violon.

Đây không chỉ là quy định, người mẹ Amy Chua, người Mỹ gốc Hoa gọi đây là 10 điều tuyệt đối không được làm trái ý mẹ đó mọi người. Nghe thôi là đã thấy đáng sợ rồi. Cấm xem phim, cấm chơi game là có vẻ vô lý rồi. Ngay cả hoạt động ở trường cũng không được tự chọn mà phải do mẹ chọn.

Khủng khiếp nhất là tất cả các điểm thi phải được mức A cao nhất và thành tích phải đứng nhất lớp. Độ độc đoán của người mẹ đến cực hạn khi ra 1 điều luật là “không được oán trách hay tức giận những điều bị cấm”.

Amy Chua là giáo sư đại học, tự xưng là mẹ Hổ, được đánh giá là người mẹ dạy con nghiêm khắc đến tàn nhẫn. Bà hy vọng với cách dạy nghiêm trị này, con gái có thể sinh tồn trong xã hội cạnh trạnh quyết liệt. Ngay khi cuốn sách chia sẻ cách dạy con, có đi kèm 10 điều cấm ra mắt đã nổi tiếng khắp nước Mỹ.

Nhiều người ủng hộ, muốn học theo cách dạy con này nhưng có những người sửng sốt và thấy đáng sợ. Họ gọi bà là yêu quái, một người mẹ nguy hiểm. Bà Amy chỉ thanh minh rằng bà chỉ viết hồi ký chuyện gia đình. Bà nghĩ không phải khắt khe mà muốn con giỏi thì phải khó với con.

Con gái lớn là Sophia, lúc học lớp 5 từng đứng thứ 2 ở một bài kiểm tra. Amy liền yêu cầu con phải làm 20 đề, mỗi đề 100 câu toán trong một buổi tối. Sau một tuần luyện đề ráo riết, Sophia đã liên tiếp giành vị trí thứ nhất.

Lousia (hay còn gọi là Lulu) là con gái thứ hai. Lúc 7 tuổi từng tập một bản nhạc 1 tuần mà vẫn chưa thành thục. Amy liền cảnh báo nếu ngày mai không thể tập tốt, mẹ sẽ phá bỏ ngôi nhà búp bê và đem quyên góp từ thiện. Con cũng sẽ không được phép ăn trưa và ăn tối nếu không đàn được.

Amy Chua sử dụng đủ mọi cách cực đoan để buộc hai con gái phải đi theo con đường mà bà đã chọn. Chồng bà có góp ý nhưng hoàn toàn vô dụng. Tất nhiên, bà mẹ Hổ chỉ yêu cầu con học tập luôn đứng nhất. Bình thường bà vẫn chăm sóc tốt cho con và đưa con đi chơi.

Hai con gái cảm ơn mẹ vì đã khắc nghiệt với mình

Sau 9 năm lớn lên trong môi trường đầy áp lực, nhiều người lo lắng hai đứa con gái của Amy sẽ bị bóp méo tâm lý. Nhưng bất ngờ là cả hai em đều được nhận vào đại học Harvard. Con gái lớn còn thành lập cả công ty khi còn đang đi học. Sống theo kỳ vọng của mẹ, hai con gái không chán ghét mà còn hiểu và biết ơn mẹ.

Hai người con gái đều công bố với truyền thông rằng bản thân các em hạnh phúc vì được làm con của bà mẹ Hổ. Nhìn vào thành công của bọn trẻ, chắc nhiều gia đình ước ao và sẽ có ý định dạy con theo cách của mẹ Hổ. Nhưng phương pháp dạy con của người này chưa chắc đúng với gia đình người khác. Cách kỷ luật của một ông bố/ bà mẹ đã thành công chưa bao giờ là chìa khóa chung cho tất cả mọi gia đình.

Nếu muốn áp dụng phương pháp dạy con của bà mẹ Hổ, cha mẹ cần suy nghĩ thật kỹ, vì chẳng phải đứa trẻ nào cũng chịu nổi những áp lực từ kỷ luật tự giác khắc nghiệt.

Ai thì em không biết chứ con nhà em mà ép uổng, hà khắc theo kiểu này thì khéo con em trầm cảm, tự kỷ. Con có tính rất ham chơi, không thích bị gò bó, lại kiểu thích mềm không thích cứng. Mẹ nói bình thường thì con làm ngay, chứ gằn giọng, la mắng là con nổi loạn, cứ làm ngược lại thôi.

Nên em nghĩ mỗi nhà mỗi cảnh, cha mẹ là người hiểu tánh nết con mình nhất. Quan trọng là con mình không giống con người ta, không thể dạy con mình theo cách người ta được. Riêng với những điều luật cấm của người mẹ Amy, bản thân em là người lớn em còn thấy ngột ngạt chứ đừng nói trẻ con.

Có thể cách đây 9 năm, những đứa trẻ vẫn sẽ răm rắp nghe lời mẹ. Nhưng giờ mọi thứ thay đổi chóng mặt, trẻ con bây giờ có suy nghĩ riêng và có cái tôi rất mạnh. Nếu dạy không khéo, có khi chữa lợn lành thành lợn què.

Việc dạy dỗ con mà cứ bắt con đứng nhất lớp, trong khi cha mẹ chỉ ở mức trung bình thì em thấy rất vô lý. Thế mà nhiều nhà vẫn làm đấy các mẹ, em nhìn mà cứ xót dùm cho mấy đứa trẻ. Với lại các mẹ cần để ý một chi tiết là dù bà mẹ Hổ có khắc nghiệp thì vẫn chăm sóc con và cho con đi chơi thường xuyên.

Nghĩa là cấm con xem phim, chơi game nhưng vẫn cho con có thời gian nghỉ ngơi và được ra bên ngoài xả stress. Tức là dù khó khăn, rèn giũa con theo cách hà khắc nhưng không nên mù quáng. Lúc nào học thì học, lúc nào nghỉ thì phải cho con nghỉ. Chứ cứ ép con học đến sức cùng lực kiệt thì hậu quả cha mẹ hối hận không kịp.

Đâu ai sinh ra đã biết làm cha mẹ trẻ con, việc lên mạng học hỏi cách dạy con là rất tốt. Nhưng phải có chọn lọc và sửa đổi cho phù hợp với từng đứa trẻ. Áp dụng một cách máy móc là có ngày gây họa cho con mình đó mọi người.

*Bài viết thể hiện góc nhìn cá nhân

Bài viết cùng chủ đề: